Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Câu chuyện về sự lựa chọn

Câu chuyện về sự lựa chọn



Hai người nông dân rời quê đi kiếm sống. Một người muốn đi Thượng Hải, còn người kia muốn đi Bắc Kinh. Trong phòng chờ, họ đã thay đổi ý định, bởi vì họ nghe người xung quanh bàn luận rằng: Người Thượng Hải khôn ngoan lắm, người nơi khác đến hỏi đường, họ cũng thu lệ phí. Còn người Bắc Kinh thì thật thà chất phác, thấy ai không có cái ăn, không những họ cho bánh bao mà còn cho cả quần áo cũ nữa.

***

Người trước đây muốn đi Bắc Kinh nghĩ bụng, Thượng Hải hay hơn, chỉ đường cho người khác cũng có thể được kiếm tiền, thế thì chẳng có việc gì là không kiếm được tiền cả. May quá mình vẫn chưa lên tàu, nếu không đã đánh mất một cơ hội làm giàu.


Người trước đây muốn đi Thượng Hải nghĩ bụng, Bắc Kinh hay hơn, không kiếm được tiền cũng không bị chết đói. May mà mình vẫn chưa lên tàu đi Thượng Hải.


Thế là, họ gặp nhau tại quầy trả vé, người trước đây muốn đi Bắc Kinh đổi vé đi Thượng Hải, người muốn đi Thượng Hải đổi vé đi Bắc Kinh.


Người đi Bắc Kinh nhận thấy rằng, Bắc Kinh thật là tuyệt vời. Tháng đầu tiên, anh ta không phải làm gì cả, nhưng vẫn không bị đói. Không những anh ấy có thể uống nước lọc miễn phí trong đại sảnh của những nhà hàng lớn, mà còn được ăn các món miễn phí trong các siêu thị.


Người đi Thượng Hải phát hiện rằng. Thượng Hải quả là một thành phố có thể kiếm được nhiều tiền. Làm việc gì cũng có thể kiếm ra tiền. Chỉ đường cho người khác cũng có thể kiếm được tiền, bưng một chậu nước cho người khác rửa mặt cũng có thể kiếm được tiền. Chỉ cần chịu khó động não một chút, rồi chịu khó lao động là có thể kiếm được nhiều tiền.
 


Dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình đối với đất trồng, người đi Thượng Hải ra vùng ngoại ô lấy những bao đất, trộn lẫn với lá cây và cát, để bán (dưới danh nghĩa là đất trồng cây cảnh) cho người những người Thượng Hải yêu hoa mà chưa nhìn thấy đất trồng hoa bao giờ. Ngày đầu tiên, ông đi đi lại lại giữa thành phố và vùng ngoại ô tổng cộng 6 lần, kiếm được 50 nhân dân tệ.


Một năm sau, nhờ vào loại "đất trồng cây cảnh" ấy, ông đã có một cửa hàng nho nhỏ. Sau nhiền năm đi lại trong các ngõ hẻm, ông nhận thấy: một số cửa hàng tuy được quét dọn sạch sẽ như chùi, nhưng biển hiệu lại rất dơ bẩn. Dò hỏi, ông mới được biết, đó là do những công ty vệ sinh chỉ chịu trách nhiệm lau chùi sàn nhà, mà không chịu trách nhiệm lau chùi bảng hiệu. Thế là, ông thành lập một công ty chuyên lau chùi bảng hiệu. Đến nay, công ty của ông có hơn 150 người, công việc làm ăn cũng được mở rộng từ Thượng Hải đến Hàng Châu và Nam Kinh.


Sau đó, ông đi tàu lên Bắc Kinh khảo sát tiềm năng của dịch vụ vệ sinh ở đây. Khi đến ga Bắc Kinh, ông thấy một người nhặt rác thò đầu vào toa giường mềm, xin vỏ lon bia. Khi ông đưa vỏ lon bia cho người đó, họ mới giật mình nhận ra nhau, hoá ra, 5 năm trước đây, họ từng đổi vé cho nhau.


Thành bại của con người nằm ở chỗ họ nhìn nhận thế giới và xác định chỗ đứng của mình như thế nào. Nếu bạn có những suy nghĩ tích cực, thế giới theo cách nhìn của bạn sẽ là điểm tựa tốt nhất để bạn hoàn thiện bản thân. Nếu bạn có những suy nghĩ tiêu cực và thái độ ỷ lại, thế giới theo cách nhìn của bạn chỉ có thể là vốn liếng để bạn tiêu xài phung phí. Những người luôn nhìn thấy và nắm bắt cơ hội ở bất cứ nơi nào thì rất ít khi thất bại.
•*¤*•,.• ¤*•,¸.¸, •*¤*•,¸.Happy New Year 2013,•*¤*•,¸.¸,•* *•,¸ .¸,•

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Tour Hành Hương Đón Năm Mới 2013 Bên Mẹ Tàpao

Tour Hành Hương Đón Năm Mới 2013 Bên Đức Mẹ Tàpao


Chương trình:
Đêm Canh Thức - Thánh Lễ Tạ Ơn cầu cho hòa bình thế giới.
Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa
Tại quảng trường Trung Tâm Đức Mẹ Tàpao

Bắt đầu 9g30 ngày 31.12.2012 đến 2g30 ngày 01.01.2013 

Đón khách tại Điểm Dừng Chân Hành Hương Đức Mẹ Tàpao - Hoa Đảm.

Đặt Tour
Xin liên hệ: 
Mỹ Dung 0918 107 122 
A Trưởng 091 39 533 79

Dịch vụ:
- Phòng cho khách gia đình và khách đoàn.
- Đặt ăn uống cho gia đình và đoàn. Đặc biệt Cháo Gà Ta và Đặc Sản Heo Rừng Quay.
Giữ xe miễn phí cho khách sự dụng dịch vụ của Điểm dừng chân.


Hân hạnh phục vụ quý khách!


http://www.youtube.com/watch?v=BuUgCitBX0I

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

LINH ĐỊA TÀ PAO – NƠI ĐỨC MẸ CHỌN



LINH ĐỊA TÀ PAO – NƠI ĐỨC MẸ CHỌN

1. NGUỒN GỐC THÁNH TƯỢNG ĐỨC MẸ TÀ PAO

Tượng Đức Mẹ trên núi Tàpao (gọi tắt là tượng Đức Mẹ Tàpao) nằm ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Tượng Đức Mẹ này đúc bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m. Quần thể công trình tượng đài, lễ đài Đức Mẹ Tàpao hiện đang là một trong những trung tâm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam.


Năm 1959, Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội được tổ chức rất long trọng tại các Giáo phận miền Nam Việt Nam nhằm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, được gọi là Đại hội Thánh Mẫu Toàn quốc. Dịp này, tổng thống Ngô Đình Diệm - một người theo đạo Công giáo - chỉ thị cho Phủ Tổng uy dinh điền xây dựng năm tượng đài Đức Mẹ ở Miền Trung, Miền NamCao nguyên Trung phần trong các năm 1959, 19601961 bao gồm: 
  1. Đức Mẹ Tà Pao (Bình Tuy nay thuộc Bình Thuận). 
  2. Đức Mẹ Giang Sơn (Darlac), 
  3. Đức Mẹ Thác Mơ (Phước Long), 
  4. Đức Mẹ Phượng Hoàng (Kom Tum) và
  5. Đức Mẹ Trinh Phong (Ninh Thuận).
Thánh tượng Đức Mẹ Tàpao được đánh số thứ tự I (số một La Mã) sau lương nhưng sau khi trùng tu đã không còn.
Ngày 8 tháng 12 năm 1959, lễ Cung hiến và khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao do Giám mục Marcello Piquet (Piquet Lợi) (giám mục giáo phận Nha Trang bấy giờ) cử hành, với sự chứng kiến của đông đảo linh mục, tu sĩ và hàng chục ngàn giáo dân phần lớn gốc di cư từ Huế, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Đồng bằng sông Cửu Long... Có thể nói Lễ Cung hiến và khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao là một Đại lễ tôn giáo tầm cỡ quốc gia lúc bấy giờ ở miền Nam Việt Nam.
Từ năm 1964 đến năm 1975, toàn bộ vùng Bắc Ruộng (bắc sông La Ngà) thuộc quyền kiểm soát của Chính Quyền cách mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Hầu hết bà con giáo dân sơ tán về vùng Nam Ruộng (Nam sông La Ngà) và những nơi khác, nên Tượng đài Đức Mẹ Tàpao không ai chăm sóc và dường như bị lãng quên…

Sau biến cố 1975, vào khoảng tháng 10 năm 1980, một số bà con giáo dân thuộc vùng Kinh tế mới xã Đức Tân và xã Huy Khiêm đã tiến hành việc kiếm tìm lại Tượng Đài Đức Mẹ Tàpao. Năm 1984 có 3 gia đình giáo dân về sống dưới chân núi Tàpao. Trong mưu sinh họ đã lên núi chặt cây, tìm trầm và bẫy thú đã thấy thánh tượng Đức Mẹ.
Chuyền miệng kể rằng khoảng năm 1985 - 1990, có người đi chặt cây và tìm trầm đã tìm thấy thánh tượng Mẹ. Ông ta phát hiện trên thánh tượng có đôi mắt sáng như được làm bằng đá quý,  thánh giá trên dây tràng hạt được làm bằng bạc và móng chân - móng tay cũng được cẩn đã quý nên đã đục lấy đi hết. Ông ta về bán và trở nên giầu có, nhưng sau đó ông ta bị tan gia bại sản và chết sau đó thời gian ngắn.
Cũng chuyền miệng kể rằng cùng thời gian đó, có 1 người đi tìm trầm nhiều năm liền đến nỗi sắp tan gia bại sản, mệt mỏi và cùng kiệt. Khi thấy thánh tượng Đức Mẹ trên núi đã thành tâm cầu xin và Mẹ đã ban cho anh ta tìm được 1 cây có trầm trị giá rất lớn. Sau khi lấy trầm bán, anh ta đã giữ đúng lời hứa trở lại cảm tạ và phát quang xung quanh thánh tượng mẹ.

Thánh tượng mẹ lúc này không còn nguyên vẹn do chiến tranh, và cũng có thể do con người tàn phá. Hai mắt bị mất, hai bàn tay không còn, mười ngón chân bị đục và trên thân tượng có rất nhiều dâu vế của đạn bom.
Năm 1991, khoảng 100 giáo dân từ Định Quán, Phương Lâm, Duy Cần (Gia an hiện nay) Đức Tân, Huy Khiêm và Đồng Kho hiện nay (lúc đó thuộc xứ Huy Khiêm) cũng với Đức Giám Mục Phan Thiết bấy giờ là Đức Cha Nicolas Huỳnh văn Nghi, đã tổ chức tu sửa lại Thánh Tượng Mẹ (thời điểm này chính quyền chưa cho giao dân công khai lên viếng thánh tượng mẹ cũng như trung tu). Sau thời gian dài chuẩn bị và công việc tu sửa đã diễn ra trong 1 đêm và đã tu sửa gần như hoàn chỉnh ngoại trừ đôi chân mẹ không đủ thời gian làm vì đã trời sáng.

2. HIỆN TƯỢNG ĐỨC MẸ TÀ PAO

Sự việc bắt đầu bằng câu chuyện ba em học sinh Phương Lâm thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi. Ngày 23.9.1999, lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần, một nhóm giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, rồi sau đó các vùng Dốc mơ, Gia kiệm, Hố nai, rồi Sàigòn… tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương lâm và Tánh linh với ước mơ được nhìn thấy Mẹ.
Nhiều người biết có tượng đài Đức Mẹ trên núi Tàpao thuộc huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình thuận và đoàn người đã đổ xô về Đức Mẹ Tàpao để chiêm ngắm, cầu nguyện và xin ơn… Khi đến chân núi Tàpao họ đã nhờ người địa phương chỉ giúp đường lên thánh tượng vì thời điểm này chưa có đường nào dẫn lên thánh tượng mẹ ngoài một số đường mòn của giáo dân sống dưới chân núi làm để đi bẫy thú. Những người đến với Đức Mẹ Tà Pao đầu tiên đều đi theo đường này. Sau này khi người hành hương đến đông hơn, nhiều gia đình dưới chân núi cả bên giáo và bên lương đã mở nhiều đường lên Thánh Tượng Mẹ.
Dưới chân bục thánh tượng mẹ lúc này chưa có nền bê tông bao quanh nên khi có nhiều người đến đã làm sạt lở rất nguy hiểm. Cũng những giáo dân đến từ Định Quán, Phương Lâm, Gia An, Đức Tân, Huy Khiêm và Đồng Kho đã tổ chức đổ nền bê tông để khỏi bị sát lở. Thời điểm này chính quyền địa phương vẫn chưa cho phép nên công việc cũng được làm xong trong 1 đêm sau nhiều tháng chuẩn bị. Vì việc tu sửa này mà một số anh em giáo dân đã bị bắt, bị phạt tiền và đi tù.
Và rồi từ đó, biết bao câu chuyện lạ và ơn lạ được tường thuật lại như những chứng nhân ân sủng Thiên Chúa ban qua trung gian cầu bầu của Đức Mẹ Tàpao. Ơn lạ cụ thể nhất không ai có thể chối cãi, đó là: nhờ lòng kính mến và thành tâm khẩn nguyện cùng Mẹ Tàpao mà bao linh hồn được ơn sám hối ăn năn, đổi mới cuộc đời quay về nẻo chính đường ngay, bao gia đình tan vỡ được hàn gắn hoà thuận, bao kẻ âu lo thất vọng được an ủi và lấy lại niềm tin yêu cho cuộc sống…

Chẳng đáng ngạc nhiên lắm sao! khi sau bao năm tháng hầu như bị lãng quên, ngày nay Đức Mẹ Tàpao trở thành nơi hội tụ của những người con dân Việt khắp ba miền, trong cũng như ngoài nước; trở thành điểm quy chiếu để mỗi người có thể trở về lại với chính mình và nhận ra được con người đích thực của mình. Và cũng chính nhờ đó mới có thể khám phá ra được dung mạo đích thực của Thiên Chúa tình yêu qua dung nhan dịu hiền yêu thương của Đức Maria trong đời thường của mỗi người!

Ban đầu người ta còn bán tín bán nghi, nhưng dần dần nhiều người đến đây cầu nguyện và họ được những điều sở nguyện. Niềm tin Mẹ đang hiện diện và sẵn sàng nâng đỡ ủi an con cái Mẹ giữa cuộc đời gian nan đau khổ. Và cho đến nay, địa danh linh thiêng này đã thành quen thuộc với khách hành hương từ thập phương đổ về.
Năm 2006, thánh tượng mẹ được đại trùng tu và xây dựng thêm 2 hạng mục là lễ đài rộng 200m2 và đường bậc tam cấp hơn 400 bậc dẫn lên thánh tượng mẹ. Công trình được khánh thành vào ngày 13 tháng 5, 2007 (ngày 13 hàng tháng vẫn thường có thánh lễ do giám mục giáo phận Phan Thiết cử hành trên núi hoặc dưới chân núi) và chính thức có tên gọi Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao.

Năm 2010 tiến hành xây dựng lại quản trường trung tâm thánh mẫu Tà Pao dưới chân núi và đường bậc tam cấp lên Thánh tượng mẹ phía bên phải theo tượng mẹ. Công trình đã xây dựng hoàn thành cuối năm 2011.

3. Tàpao, điểm hẹn của tình thương Mẹ

Từ trên thập giá nhìn xuống Mẹ hiền yêu qúy đang can trường chia sẻ sự đau thương tột độ của Người, Chúa Giêsu đã muốn nhường Mẹ lại cho Giáo Hội. Và bên cạnh Me, còn có cả người môn đệ tâm phúc nhất của đời mình, Chúa Giêsu nói với Mẹ: “Hỡi Bà, đây là con bà”, Chúa cũng nói với thánh Gioan: “Đây là Mẹ Con”.

Thế là Con của Mẹ từ đây sẽ là Giáo Hội là cả nhân lọai. Từ ngày Mẹ cùng các tông đồ nhận lãnh Chúa Thánh Linh, nhất là từ ngày Mẹ được tôn vinh trên trời, được Chúa Phục sinh cũng là Vua Vũ Trụ ban cho Mẹ tước vị Nữ vương trời đất đầy quyền uy trước mặt Chúa, thì Mẹ không ngừng gắn bó và hết tình thương yêu Giáo Hội. Suốt hơn hai nghìn năm lịch sử Giáo Hội, Mẹ không ngừng ban phát muôn vàn hồng ân, giúp Giáo Hội trên đường lữ hành trần thế.

Thỉnh thỏang, Mẹ lại chọn một địa điểm đặc biệt để làm nơi Mẹ nâng đỡ ủi an những con cái đầy khồ đau của Mẹ, hoặc để ban một sứ điệp quan trọng.
-          Tháng 2-1858, ở Lộ Đức với “sứ điệp Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

-           Tháng 10-1917, ở Fatima với “Sứ Điệp Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới”.
Ngày nay những nơi đây đã trở thành trung tâm hành hương vĩ đại.


Chúa phán: “Hỡi những ai mang gáng nặng nề, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Bây giờ chính Mẹ tiếp tục tình thương đó. Ngày nay, giữa lúc nhân loại đang đối mặt với không biết bao biến cố vô cùng nguy hiểm cho vận mạng nhân lọai, Mẹ lại thường xuất hiện, có khi đầy nước mắt hòa trong máu.

Điều đặc biệt của tình thương của Mẹ là biểu lộ chính tình thương của Thiên Chúa. Đó là tình thương dành cho những người đau khổ, đói khát, bệnh tật, những cuộc đời đầy bất hạnh gian truân và những người khiêm cung bé nhỏ. Lời tạ ơn của Đức Mẹ muốn nhấn mạnh đến tình thương đó của Thiên Chúa.

Có thể nói giấc mơ của 80% nhân lọai trong thiếu thốn đói khát được gói trọn trong lới tạ ơn của Đức Mẹ. Ngày nay, người ta đã thấy rõ 80% của cải trái đất lại nằm trong tay 20% nhân lọai giàu có. 80% của nhân lọai trở nên nghèo khổ. Sự nghèo khổ ngày càng gia tăng, cùng với bệnh tật, bao nhiêu sự bất công và thiệt thòi khác. Lời kinh của Mẹ như một thông điệp tiên tri kêu gọi phải có công bằng xã hội, không thể có phân biệt đối xử.

Ta thấy tình trạng ngày nay người giàu gạt người nghèo ra một bên để tự do hưởng thụ của cải trái đất. Nước giàu lấn át nước nghèo để tranh thủ phần ưu tiên cho họ. Đó là sự bất công mà Thiên Chúa không thể tha thứ được.

Thiên Chúa sẽ lọai bỏ họ, đánh đổ kẻ kiêu căng, xô sập những ngai vàng ích kỷ, bắt người giàu có bất lương trở thành hai bàn tay trắng.

Thiên Chúa sẽ nâng đỡ người bất hạnh, người nghèo đói, người đau khổ bị áp bức. Họ sẽ trở thành Dân riêng của Người. Đây không phải là những lời ru ngủ mà là ý định muôn đời của Thiên Chúa.

Tại những điểm hành hương, Đức Mẹ đang chữa lành, đang an ủi, đang thay lòng đổi dạ con người tội lỗi….Đó là thông điệp của Trời Mới - Đất Mới. Lịch sử mới đang hình thành cách nhiệm mầu và Thiên Chúa sẽ đến xét xử thế giới để cho con người nhận lại được giá trị cao qúy của mình.
Và ở Tàpao, Đức Mẹ cũng đang làm như vậy!

4. Tàpao, trường học Đức Tin của Mẹ
Đứng trước bao tại họa đang dôn dập trên mặt đất, tai họa từ môi trường thiên nhiên, từ lòng dạ đầy hận thù và ích kỷ của con người, từ sự kiêu căng của những người mạnh thế, liệu nhân lọai có thóat khỏi cảnh tuyệt vọng đó được không?

Đức Mẹ muốn nói với chúng ta: Hãy tin vào quyền năng vô biên và lòng yêu thương của Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới viết được dòng chữ thẳng trên những đường cong của lịch sử. Đó là kinh nghiệm của một người tù thoát chết nhờ có lòng tin.

Một người Việt kiều ở Mỹ bị ung thư và bác sĩ cho biết đã đến giai đọan cuối. Phương thế của khoa học đã đầu hàng. Bệnh nhân chỉ còn một chút hi vọng ở Đức Mẹ Tàpao. Người ấy về Việt Nam, nhờ bạn bè giúp đỡ đưa đến bên Mẹ Tàpao, tha thiết sám hối và xin Mẹ chữa lành. Rồi trở về Mỹ, thấy trong người càng ngày càng khỏe. Đến bác sĩ cũ khám bệnh lại. Bác sĩ vô cùng ngạc nhiên, không hiểu tại sao bệnh tình của bà không còn nữa. Trường học Đức Tin của Mẹ là thế đó.

Có một cặp vợ chồng ở Tư Tề, Đức Linh, chồng lương vợ giáo. Người chồng rất ghét khi vợ đi dự lễ đọc kinh, có khi phê phán ra mặt. Nhưng đến lúc ông bị bệnh xơ gan cổ trướng, hết đường chữa chạy, ông nói với vợ đi cầu với Đức Mẹ Tàpao cho ông. Quả thật Đức Mẹ đã nhậm lời và cho ông lành bệnh, ông đã học giáo lý và trở lại đạo. Trường học Đức Tin của Mẹ là như vậy đó!.

Thế giới hôm nay với kiến thức khoa học tiến bộ tột bậc, nhiều người tưởng rằng tôn giáo đang tàn lụi, con người đang làm chủ vận mạng mình, cần gì đến thần thiêng nữa. Thực ra, đó chỉ là cường điệu, là ảo tưởng của khoa học. Cả một trời bí ẩn đang bao quanh cuộc sống này. Và những tai ương khủng khiếp đầy thách thức của chúng đang là một thông điệp lớn thức tỉnh con người. Trước những biến chuyển lớn lao đó, con người không phải chỉ biết thống kê, chỉ biết tìm cách phòng tránh mà thôi, mà còn chỉ biết đọc, biết lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, phải tin Ngài mới là chủ tể nắm trong tay vận mệnh con người.

Cách đây hơn hai ngàn năm, chẳng phải chính Đức Giêsu đã từng nói: “Anh em sẽ nghe có giặc gĩa và tin đồn giặc giã, coi chừng đừng khiếp sợ, vì những việc đó phải xảy ra, nhưng không phải là chung cuộc. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống lại dân kia, nước này chống lại nước nọ. Sẽ có những cơn đói rét và những trận động đất ở nhiều nơi. Nhưng tất cả những sự việc ấy chỉ là sự khởi đầu các cơn đau đớn”.  Đó là những lời ghi nhận của Thánh Matthêu khi Chúa đã nói về tương lai của lịch sử vũ trụ và nhân lọai. Thánh Luca còn ghi nhận thêm: “ Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến” (Lc 21,25-26).

Đây là một Tin mừng, vì Chúa không đe dọa nhân lọai, nhưng Chúa chỉ cho thấy sự suy thoái của thiên nhiên đi về đâu và lòng dạ con người xa rời Thiên Chúa sẽ làm cho cuỗc sống nhân loại xảy ra như thế nào. Chúa là tình thương, khi thấy trước Giêrusalem sẽ bị tàn phá - Chúa chỉ khóc, khóc cảnh thảm thương não nề vì dân Chúa không biết tin và trông cậy vào Chúa. Thảm họa đến với họ, vì họ đã bỏ Chúa là thành lũy che chở họ.

Về phần Mẹ, với con tim từ mẫu bao la, giữa thời đại con người tìm cách gạt Thiên Chúa ra khỏi sinh họat của mình và chỉ biết tin vào chính mình, Mẹ đã dùng những địa điểm gặp gỡ để chữa lành bệnh tật, an ủi kẻ âu lo và tỏ cho người ta biết Đất Trời còn có thể gặp gỡ nhau, sự hiện hữu của Thiên Chúa với Đức Mẹ và các Thần Thánh vinh quang của Ngài là có thật. Nhất là Thiên Chúa chỉ muốn cho con người nhận biết tình Ngài là bao la vĩnh cửu của một người Cha khôn sánh. Quyền năng Ngài là tuyệt đối trên mọi tạo vật. Ngài giơ tay ra là sóng yên biển lặng. Ngài đứng lên là toàn bộ vũ trụ vâng nghe. Chỉ cần nhân lọai biết tìm về Ngài, tin vào Ngài là nhân loại tìm thấy Trời Mới Đất Mới.

Thống kê lại một số chứng từ được ơn Mẹ thì chúng tôi thấy ơn trở lại cùng Chúa thì nhiều hơn ơn chữa lành. Các Thánh đã từng nói: “Qua Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu”. Không phải ở Tàpao này mà thôi, như ở Mễ Du, khách hành hương chỉ mới đến đây thôi, đã thay đổi ngay tâm hồn và muốn đi xưng tội. Cho nên Đức Mẹ có điểm hẹn nơi nào là nơi đó tăng thêm lòng tin, ở đó thành nơi linh địa. Chính các linh mục quanh đây gặp rất nhiều người sám hối. Gần nửa đêm còn có khách hành hương xin xưng tội.

Quả thực, ta có thể nói : Tàpao là bàn tiệc mừng của những con chiên lạc trở về mà Đức Mẹ đang dọn sẵn cho chúng ta.
Chúng ta không biết ơn Chúa sao được!
Chúng ta không biết ơn Mẹ sao được!
Tàpao ơi hãy vui mừng, hãy hãnh diện vì có Mẹ Thiên Chúa đang ngự nơi đây.

Từ hơn 5 năm qua, khách hành hương đến với Mẹ Tàpao ngày một đông thêm. Điều đó chứng tỏ đã có biết bao người, lương cũng như giáo, trong nước cũng như ngoài nước được Mẹ Tàpao nhậm lời và cầu bầu cho ơn hồn - xác. Nhiều chứng nhân đã được kể lại, những lời khấn, những lời tạ ơn và những lời chân thành được viết trên những trang giấy đơn sơ mộc mạc gởi vào các thùng xin khấn.
Đường hành hương là đường thánh giá. Từ chân núi lên tượng Mẹ biết bao là khó khăn vất vả. Đường lên dốc, đất đá trơn trượt phải bám từng bước mà leo. Đường xuống núi trơn tuột phải ghì từng bước chân mà bước. Dù mưa gió, dù tối tăm khách hành hương vẫn đến với Mẹ nguyện cầu.

Một trung tâm hành hương là nơi Đức Mẹ đã chọn để gặp gỡ con cái Mẹ cách đặc biệt. Chính nơi đây, tình thương Chúa được tỏ bày qua bàn tay dịu hiền của Mẹ. Nơi đây, Đức Mẹ tiếp tục sứ vụ của Con Mẹ là “Loan báo Tin mừng cho người nghèo” (Lc 4,18), Đức Mẹ tiếp nối thông điệp tình thương “ Hỡi những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghĩ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).

Tàpao không phải là địa điểm do con người tạo ra. Tàpao là nơi Mẹ chọn để mọi người từ muôn phương đến được Mẹ bồi dưỡng bằng ơn lành hồn xác. Một khi đã đón nhận những ân ban, người ta được Mẹ mời gọi cải thiện đời sống, sống theo Tin mừng.

Đến với Mẹ Tàpao, hãy tin tưởng và noi gương Mẹ, sống bác ái yêu thương.
Đến với Mẹ Tàpao, hãy siêng năng lần hạt như Mẹ dạy.
Đến với Mẹ Tàpao, sau khi đã thực hiện lời Mẹ dạy, sẽ không về không.


Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

ĐỪNG TRÌ HOÃN YÊU THƯƠNG

ĐỪNG TRÌ HOÃN YÊU THƯƠNG
------------------------------------------------

Người ta thường nói: "Chỉ đến khi đánh mất đi thứ gì, chúng ta mới cảm thấy điều đó quan trọng". Con người vốn dĩ như vậy. Cứ sống cho thật nhanh thật gấp, để rồi vô tình lướt qua, vô tình bỏ sót những điều quan trọng trong cuộc đời mình.

Có khi nào, chúng ta dừng lại và để ý, rằng tóc Mẹ đã bạc dần vì sương gió, đôi mắt Mẹ đã hằn sâu bao nhiêu vết chân chim? Đôi vai Mẹ đã trùng xuống vì gánh nặng cơm áo gạo tiền, để đánh đổi tương lai và hạnh phúc cho những đứa con...?

Có khi nào chúng ta dừng lại và để ý, đôi tay Cha gân guốc gầy gò đầy khó nhọc, làn da Cha rạm đi vì nắng cháy, quần quật sớm hôm cũng chỉ mong cho con khôn lớn nên người...?

Có khi nào chúng ta chợt nhớ đến một người bạn thân ngày trước. Người đã gắn bó, chia sẻ với ta qua bao nhiêu năm tháng khó khăn. Đường đời cứ trôi, mỗi người mỗi ngả, đã bao nhiêu lần chúng ta hứa hẹn "Bữa nào rảnh sẽ gặp nhau", nhưng sao cái ngày ấy dường như chẳng bao giờ tới?

Có khi nào chúng ta chợt nhìn thấy, người vợ thân yêu của mình mỗi ngày trôi qua lại héo hon đi một chút, nhan sắc nhạt nhoà theo năm tháng, để vun vén ấm êm cho một gia đình nhỏ. Đôi khi, chúng ta thấy xót xa, muốn ôm chầm lấy cô ấy, muốn nói lời "Cảm ơn em" cho vẹn đầy yêu thương, nhưng sao...khó quá?

Và, một ngày nào đó, khi những người chúng ta "muốn yêu thương" không còn ở bên ta nữa, lúc ấy ta mới cuống quít, mới khóc than và hối tiếc "Biết vậy, tôi đã thể hiện yêu thương kia sớm hơn..."

Tại sao chúng ta lại trì hoãn sự yêu thương trong khi chúng ta có thể thể hiện điều đó hàng ngày, từng giây, từng phút. Cuộc sống không chờ đợi chúng ta như cái cách chúng ta thường tự nhủ: "Đến một lúc nào đó, tôi sẽ yêu thương thật nhiều". Lúc nào đó chính là LÚC NÀY ĐÂY!

Đừng trì hoãn yêu thương. Ngày hôm nay, hãy yêu thương cho trọn vẹn!

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Phỏng vấn Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn nhân dịp Đại hội FABC 10-16/12/2012

Phỏng vấn Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn nhân dịp Đại hội FABC 10-16/12/2012

PHỎNG VẤN ĐỨC HỒNG Y TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN TP. HCMNHÂN DỊP ĐẠI HỘI LIÊN HIỆP HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CHÂU Á 10-16/12/2012
--------------------
WGPSG -- Nhân dịp Đại Hội toàn thể các Hội Đồng Giám Mục Châu Á (FABC), Ban Truyền Thông và Ban Loan Báo Tin Mừng của Giáo Phận được Đức Hồng Y Tổng Giám Mục dành cho một cuộc phỏng vấn vắn tắt về những chia sẻ của ngài.
1. Hỏi: Kính thưa Đức Hồng Y, chúng con được biết Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGM.VN) đã chuẩn bị rất kỹ để chào đón các vị đại biểu của FABC. Chúng con muốn được Đức Hồng Y chia sẻ đôi điều về biến cố này.
Đáp: Trong bài trả lời phỏng vấn trước tôi đã chia sẻ đôi điều về biến cố này, điều tôi có thể chia sẻ thêm ở đây chỉ là những cảm nhận trong việc đón nhận và sống Lời Chúa cùng Sự Khôn Ngoan của Ngài, nhằm đáp lại những thách thức và những mời gọi của xã hội trong Thành Phố của chúng ta hôm nay.
2. Hỏi: Những nét đầu tiên trong tâm tình đó như thế nào thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Sau 15 năm sống và thi hành Sứ Vụ trong Giáo Phận, tôi cảm nhận Chúa Giêsu luôn đồng hành với chúng ta như với hai môn đệ làng Emau, và Tình yêu của Ngài đã biến đổi khổ đau và thất vọng của con người thành cơ hội cho gia đình Giáo Phận chia sẻ với mọi người niềm Tin Yêu và Hy Vọng của mình. Vì thế, trong mọi khó khăn tôi vẫn tin tưởng, lắng nghe Lời Ngài và ghi tạc vào lòng, đón nhận Ánh Sáng Chân Lý cùng Tình Yêu của Ngài vào suy tư và hành động mỗi ngày. Tôi cảm thấy Chân Lý và Tình Yêu đó tăng sức cho sự yếu kém của bản thân, giúp tôi kiên trì cầu nguyện, khiêm tốn thi hành chức vụ và yên tâm phục vụ cho sự sống cùng phẩm vị của mọi người đặc biệt là người nghèo.
3. Hỏi: Nhiều lần Đức Hồng Y nhắc tới vai trò Chúa Thánh Thần. Trong biến cố Đại Hội FABC này, Đức Hồng Y muốn chia sẻ gì thêm với chúng con?
Đáp: Tôi cảm nhận Chúa Thánh Thần đang đổi mới và mở rộng Tầm Nhìn Đức Tin” của chúng ta để đáp lại những thách đố của xã hội. Vì thế, tôi cũng như toàn thể gia đình Giáo Phận luôn nỗ lực cộng tác với Ngài để giúp dân Chúa trong Thành Phố này không chạy theo cánh hữu cánh tả, nhưng bước theo Chúa Giêsu trên con đường yêu thương phục vụ, hòa nhập truyền thống văn hóa, tìm nơi đó những hạt mầm Lời Chúa, và sử dụng những hạt mầm đó xây đắp nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương. Tôi cảm nhận đó là cách Chúa Giêsu cùng Giáo Hội hôm nay phục vụ Tin Mừng Cứu Độ, mở đường cho mọi người đi đến nguồn sống mới trong Nước Chúa là nước chân thật, yêu thương và an bình.
4. Hỏi: Trong thực tế chúng con cần Đức Hồng Y giải thích thêm.
Đáp: Trong khó khăn, thử thách, kể cả sợ hãi, tôi cảm nhận rằng với sự trợ giúp của Chúa Giêsu và Thánh Thần cuả Ngài cùng Thánh Mẫu Maria và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, người Công Giáo, thay vì khép mình trong bản năng tự vệ mở rộng lòng trí cùng con tim lấy tình yêu đáp trả Tình Yêu của Thiên Chúa đối với mọi người, người  tin và người không tin, người thiện tâm và người vô tâm, người giàu và người nghèo, cách riêng những người lâm cảnh khó khăn và sống bên lề xã hội.
5. Hỏi: Đức Hồng Y thường nhắc tới “giếng nước đầu làng”, vậy nhân dịp này Đức Hồng Y nhắn nhủ chúng con điều gì?
Đáp: Tôi cảm thấy trong Thành Phố đông đân của chúng ta, nhiều người cần đến nguồn nước hằng sống của Chúa Giêsu và người Công Giáo có trách nhiệm đáp lại nhu cầu đó. Tôi thấy cần giúp mỗi gia đình, mỗi Cộng đoàn Công Giáo bước đầu trở nên giếng nước đầu làng, nơi đó Chúa Giêsu hiện diện và cung cấp nước hằng sống cho mọi người. Thứ đến là các gia đình và cộng đoàn ấy trở thành sứ giả Tin Mừng, chia sẻ niềm vui, niềm tin và hy vọng cho thân hữu cùng bà con lối xóm. Trong khi thi hành bổn phận mục tử này, tôi vui mừng thấy có sự đồng tình và sự hợp tác của các Linh mục, Tu sĩ, các tổ chức Tông đồ Giáo dân.
Xin Chúa ban cho mọi người nhạy bén với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đấng đang hoạt động nơi khát vọng thẩm sâu của lòng người, nơi những truyền thống Tôn giáo đáng kính, và nơi các nền văn hóa đa dạng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần dìu dắt mọi người bước theo con đường Chúa Giêsu đưa các dân tộc Châu Á đến sự sống dồi dào.
Chúng con cám ơn Đức Hồng Y.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

ĐỪNG TRÌ HOÃN YÊU THƯƠNG

ĐỪNG TRÌ HOÃN YÊU THƯƠNG
------------------------------------------------

Người ta thường nói: "Chỉ đến khi đánh mất đi thứ gì, chúng ta mới cảm thấy điều đó quan trọng". Con người vốn dĩ như vậy. Cứ sống cho thật nhanh thật gấp, để rồi vô tình lướt qua, vô tình bỏ sót những điều quan trọng trong cuộc đời mình.

Có khi nào, chúng ta dừng lại và để ý, rằng tóc Mẹ đã bạc dần vì sương gió, đôi mắt Mẹ đã hằn sâu bao nhiêu vết chân chim? Đôi vai Mẹ đã trùng xuống vì gánh nặng cơm áo gạo tiền, để đánh đổi tương lai và hạnh phúc cho những đứa con...?

Có khi nào chúng ta dừng lại và để ý, đôi tay Cha gân guốc gầy gò đầy khó nhọc, làn da Cha rạm đi vì nắng cháy, quần quật sớm hôm cũng chỉ mong cho con khôn lớn nên người...?

Có khi nào chúng ta chợt nhớ đến một người bạn thân ngày trước. Người đã gắn bó, chia sẻ với ta qua bao nhiêu năm tháng khó khăn. Đường đời cứ trôi, mỗi người mỗi ngả, đã bao nhiêu lần chúng ta hứa hẹn "Bữa nào rảnh sẽ gặp nhau", nhưng sao cái ngày ấy dường như chẳng bao giờ tới?

Có khi nào chúng ta chợt nhìn thấy, người vợ thân yêu của mình mỗi ngày trôi qua lại héo hon đi một chút, nhan sắc nhạt nhoà theo năm tháng, để vun vén ấm êm cho một gia đình nhỏ. Đôi khi, chúng ta thấy xót xa, muốn ôm chầm lấy cô ấy, muốn nói lời "Cảm ơn em" cho vẹn đầy yêu thương, nhưng sao...khó quá?

Và, một ngày nào đó, khi những người chúng ta "muốn yêu thương" không còn ở bên ta nữa, lúc ấy ta mới cuống quít, mới khóc than và hối tiếc "Biết vậy, tôi đã thể hiện yêu thương kia sớm hơn..."

Tại sao chúng ta lại trì hoãn sự yêu thương trong khi chúng ta có thể thể hiện điều đó hàng ngày, từng giây, từng phút. Cuộc sống không chờ đợi chúng ta như cái cách chúng ta thường tự nhủ: "Đến một lúc nào đó, tôi sẽ yêu thương thật nhiều". Lúc nào đó chính là LÚC NÀY ĐÂY!

Đừng trì hoãn yêu thương. Ngày hôm nay, hãy yêu thương cho trọn vẹn!Thu gọn bài đăng này
 
 Sưu tập

Bên mẹ Tàpao số 8 tháng 12 năm 2012: Lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội



 
Nguồn: http://gpphanthiet.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Trung-tam-thanh-mau-tapo/Ben-Me-Tapao-8-3566

Bên Mẹ Tàpao số 7 tháng 11/2012: Đức Mẹ Dâng Mình

 
Nguồn: http://gpphanthiet.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Trung-tam-thanh-mau-tapo/Ben-Me-Tapao-so-7-Duc-Me-Dang-Minh-3501

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao mừng Bổn mạng Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao mừng Bổn mạng Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Hồng Hương
 
Sáng ngày 13/12/2012, khoảng 10 ngàn khách hành hương đã quy tụ về Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, Gp Phan Thiết cùng với Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và linh mục đoàn mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
 

 
Giờ khấn Đức Mẹ và Thánh lễ Mẹ Vô Nhiễm diễn ra sốt sắng trong khí trời se lạnh của thời gian giao mùa. Ba tâm tình cầu nguyện Đức Cha Giuse mời cộng đoàn hiệp dâng trong thánh lễ là tâm tình Tạ ơn Chúa của những ngày cuối năm Dương lịch 2012; Kỉ niệm 53 năm ngày đặt thánh tượng Đức Mẹ Tàpao; Và mừng Bổn Mạng Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao.
 
Niềm vui của ngày hành hương tháng 12 mặc trong tâm tình Mừng Chúa Giáng Sinh. Tối 12 trước đó, tại quảng trường đã diễn ra buổi thánh ca chủ đề “Cùng với Mẹ - Mừng Mầu Nhiệm Nhập Thể”. Chương trình thánh ca đặc sắc do Giáo hạt Đức Tánh phụ trách, cùng với sự góp mặt của giáo xứ Vinh Tân và các ca sĩ Hồng Ân, Quốc Thiên và Như Ý.
 
Sau Thánh lễ, Cha GB Trần Văn Thuyết, trưởng ban điều hành trung tâm chúc mừng Lễ Giáng Sinh Quý Đức Cha, Cha Tổng đại diện, Quý Cha và Quý khách hành hương. Ngài thông báo tối 31/12/2012, tại Trung Tâm Tàpao sẽ có Thánh lễ Tạ ơn tất niên và mừng Năm Mới 2013.
 
 
 
Bài giảng Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (08.12.2012)
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống

Hoạt cảnh Truyền Tin trong Phúc Âm dẫu không có mối liên quan trực tiếp với Lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nhưng qua lời chào mở đầu của thiên thần Gabriel và qua lời thưa kết thúc của Đức Maria, người ta gặp được những yếu tố nền tảng, từ đó xây dựng tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội và cũng từ đó hình thành niềm vui của phụng vụ thánh lễ hôm nay. Những yếu tố nào?

1. Danh xưng “Đầy Ơn Phúc” trong lời sứ thần.

Từ thuở tạo thiên lập địa đến buổi Truyền Tin, chưa hề có ai được gọi là “đầy ơn phúc”. Chỉ một mình Thiên Chúa, Đấng là chủ kho tàng ơn sủng mới tự mình có đầy tràn ơn phúc thôi, còn loài thụ tạo được hưởng nhờ ơn mưa móc cũng phỉ chí toại lòng lắm rồi. Thế mà bỗng dưng một thiếu nữ Sion lại được thiên thần chào bằng danh xưng cao quý ấy. Thật lạ lùng. Chính Đức Maria nghe lời chào ấy còn bối rối cơ mà. Nhưng tiếng “đầy ơn phúc” cần được diễn tả nôm na hơn nữa, mới có thể lột tả được ý nghĩa chính yếu, nghĩa là “đã được ban đầy ơn sủng”. -“Đã”: Ơn phúc Đức Maria đạt được là một tiến trình đã khởi đầu trong quá khứ và còn được kéo dài mãi trong suốt cuộc đời Mẹ. -“Được”: Ơn phúc Đức Maria có được không phải là do tự Mẹ, theo kiểu vốn tự có, mà là do nhận được từ tình thương Chúa. -“Đầy”: Ơn phúc Đức Maria nhận được là một tình trạng trọn vẹn, tràn đầy, không có trường hợp thứ hai trong loài thụ tạo.

Nhìn lời chào “đầy ơn phúc” như thế, ta mới thấy mối liên quan khít khao với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, vốn là một ơn ban để chuẩn bị Đức Maria cho thiên chức làm mẹ Đấng Cứu Thế. Dầu Mẹ đã được Chúa Cha ưu ái tuyển chọn ngay từ lúc khởi đầu hiện hữu; nhưng là thụ tạo, Mẹ cũng cần đến ơn cứu độ của Chúa Giêsu như mọi người, có điều là người ta cần ơn thánh chữa trị (bí tích Rửa Tội) vì đã vướng mắc tội truyền, còn Mẹ hưởng ơn thánh phòng ngừa (đầy ơn phúc) nên được giữ gìn khỏi vướng mắc. Như vậy, nơi lời chào “đầy ơn phúc” , Đức Maria sáng lên với vị trí ưu tuyển được hưởng đầy tràn mọi ơn, trong đó Vô Nhiễm Nguyên Tội là đặc ân ở phút khởi đầu cuộc đời.

2. Tiếng “Xin Vâng” trong lời Đức Mẹ.

Không chỉ là thụ tạo ưu tuyển ung dung hưởng hồng ân Chúa, Mẹ còn là phần tử ưu tú của gia đình nhân loại biết tích cực đáp lại hồng ân và làm phát triển hồng ân ấy để phục vụ ơn cứu chuộc nhân loại. Ơn VNNT không chỉ là đặc ân dành riêng cho cá nhân Đức Maria, nhưng còn là ân sủng nhắm tới chương trình cứu rỗi toàn thể nhân loại. Đặc ân ấy dầu gọi là “vô nhiễm” nhưng không chỉ có khía cạnh tiêu cực khép kín, được giữ gìn khỏi tội tổ tông, kiểu đài các con gái nhà giầu lúc nào cũng phải kín cổng cao tường sợ nắng gió mưa sương, nhưng còn mang khía cạnh tích cực là được chuẩn bị để có thể mở lòng đón nhận tình yêu của Chúa, để có thể sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa một cách quảng đại, và để có thể hợp tác với ơn thánh mà không chút cò kè so đo tính toán.

Như thế, Vô Nhiễm Nguyên Tội từ phía Thiên Chúa là hồng ân dành riêng cho người được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, và Đức Maria đã lọt vào mắt xanh Thiên Chúa, được giữ gìn trong tình trạng thánh đức ngay từ khi bắt đầu hiện diện trong đời. Nhưng Vô Nhiễm Nguyên Tội từ phía Đức Mẹ lại là một nỗ lực đầu tư hợp tác cả đời, để vốn liếng hồng ân kia được triển nở sinh lời trăm muôn cho đời mình đã đành, và còn cho đời con đời cháu trong tương lai nữa. Chỉ khi nào công ơn Chúa và công sức con người gặp nhau, thì việc “đầy ơn phúc” kia mới bừng lên mà trở thành công trình mang tên Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tất cả được thể hiện qua lời đáp “xin vâng”. Một lời thật ngắn nhưng âm vang cả đời, dù trên đỉnh vinh quang hay dưới vực đau thương quay quắt. Một lời vừa biểu lộ sự hiến dâng cộng tác tích cực, vừa thể hiện niềm yêu mến tin tưởng phó thác.

3. Theo gương Mẹ và cậy nhờ Mẹ

Lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội hôm nay trình bày cho ta rõ nét chân dung của Đức Maria, người đã đón nhận ơn Chúa cách trọn vẹn và phục vụ ơn Chúa cách tròn đầy, không vì lợi riêng mà vì ích chung. Hiểu như thế, bỗng dưng ta thấy gần gũi Đức Mẹ hơn cả bao giờ. Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội dẫu chỉ một mình Mẹ hưởng nhận, nhưng hiệu quả của đặc ân ấy con cái Mẹ tất cả đều được hưởng nhờ. Với tiếng “Xin vâng”, Mẹ nêu gương tham gia cộng tác hết tình và hết mình vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, bất kể đời mình sẽ ra sao và bất kể tương lai sẽ như thế nào. Trong Năm Đức Tin này, ta đến học dưới mái trường Đức Maria về lòng tin cậy mến, thiết nghĩ đó cũng là cách thiết yếu và thiết thực mô phỏng tiếng “Xin vâng” của Mẹ hôm nay trong đời mỗi người.

Với lời “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”, Mẹ không chỉ được chào bằng một danh hiệu tuyệt vời dành cho thụ tạo ưu tuyển, để có lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội hôm nay, mà còn được giới thiệu trong một vị trí có một không hai giữa lòng Giáo Hội, là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ nhân loại, để từ đó một cách thường hằng, Mẹ nên Hiền Mẫu chuyển cầu che chở nâng đỡ ủi an mọi người trên đường lữ thứ trần gian, và một cách đặc biệt, Mẹ nên nguồn cậy trông cho tất cả những ai, không phân biệt lương giáo, đang gặp phải những nỗi đau trong đời như đau đớn xác thân vì bệnh tật, đau khổ tinh thần vì thử thách, đau buồn vì gia cảnh nát tan hay đau thương vì nỗi vĩnh quyết chia lìa. Hãy bền lòng cậy trông ký thác, phần còn lại là kiên tâm làm theo hướng dẫn của Mẹ.

Mừng lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội hôm nay, ta được mời gọi chiêm ngưỡng một kiệt tác, một công trình khẳng định: tình yêu Thiên Chúa còn mạnh mẽ hơn cả cường lực của tội lỗi. Thiên Chúa luôn yêu thương con người, dẫu con người có phản nghịch và chống lại Ngài. Tin Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội trước hết chính là tin vào tình yêu trung thành của Thiên Chúa. Ngoài ra, lặp lại niềm tin vào Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội cũng là dịp để ta thêm trông cậy Mẹ. Mẹ “đầy ơn phúc”, với ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội; ta tuy không được sống giữa môi trường “vô nhiễm” tuyệt đối như Mẹ, nhưng cũng đã được đặt vào tình trạng ơn thánh nhờ bí tích Rửa Tội, xin cho ta cũng biết nỗ lực sám hối, tìm đến bí tích Hòa Giải để nhận lại ơn thánh hóa mà sống đẹp lòng Chúa hơn, nhất là trong những ngày dọn lòng mừng lễ Giáng Sinh sắp tới. Và xin cho ta khi tôn sùng Đức Mẹ tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, cũng biết dấn bước vào cuộc sống mới, quyết tâm sống thánh phù hợp với lòng mong ước của Mẹ hiền.

Kính mừng Đức Mẹ Tàpao, “Đầy ơn phúc” ngự non cao rừng già.
Xin thương xuống phúc chan hòa, Đường thánh đức gọi nhà nhà cùng đi.

Nguồn: http://gpphanthiet.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Trung-tam-thanh-mau-tapo/Trung-Tam-Thanh-Mau-Tapao-mung-Bon-mang-Me-Vo-Nhiem-Nguyen-Toi-3558
 

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

ĐỨC MẸ TÀPAO

 
ĐẾN thăm Đức Mẹ Tà Pao
CÙNG dâng lên Mẹ lời chào thắm xinh
ĐỨC Tin-Cậy-Mến chân tình
MẸ là "Vương Nữ Đồng Trinh" diễm toàn
THANH cao bừng sáng hân hoan
CAO sang thanh khiết vẹn toàn "Xin Vâng"

VỮNG lòng trông cậy phó dâng
LÒNG con rộn rã lâng lâng dâng trào
TRÔNG lên tình Mẹ ngọt ngào
CẬY xin giòng lệ tuôn trào mãi thôi
LẼ nào Mẹ bỏ con côi
NÀO giờ con đã dạt trôi nhiều rồi 
VỀ đây trong nỗi bồi hồi 
KHÔNG xa Mẹ nữa, Mẹ ôi! khổ nhiều!

QÙY đây dâng Mẹ mọi điều
ĐÂY hồn, đây xác, bao chiều đi hoang 
DÂNG đời bóng ngả mênh mang 
CHUỖI "Lòng Thương Xót" hai hàng lệ tuôn 
HOA kinh có tiếng vọng buồn
HỒNG lên màu máu thượng nguồn trao ban 

NGẮM "Mầu Nhiệm Lạ" tuôn tràn
NHÌN "Ơn Cứu Chuộc" mấy ngàn năm qua
ẢNH "Ngài Chịu Nạn" cho ta
MẸ "Ôm Xác Chúa" nở hoa cho đời 
HỪNG lên sáng cả tầng trời
ĐÔNG tàn xuân đến muôn nơi kính chào
DIỄM toàn Đức Mẹ Tà Pao
TOÀN tâm dâng Mẹ phó trao xác hồn.


Nguồn: http://gpphanthiet.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Trung-tam-thanh-mau-tapo/Duc-Me-Tapao-3017