Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Hình Ảnh Đức Mẹ Hiện Ra Y Như Thật

Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử, Amen.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

ĐTC Phanxicô nói về ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh

ĐTC Phanxicô nói về ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh

 

Đã từ lâu, Giáng sinh đã trở thành ngày Lễ được đón chờ nhất trên thế giới. Dù ở đâu, thuộc tôn giáo nào, khi thời tiết se lạnh là lòng người cảm thấy háo hức đón chờ ngày lễ này. Đối với chúng ta là những người Ki-tô hữu, Giáng sinh có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Sau đây là một chia sẻ đơn sơ của Đức Thánh Cha Phanxicô về ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh, được trích dẫn trong bài phỏng vấn của ĐTC dành cho “La Stampa” tại nhà Thánh Matta vào thứ 3, ngày 10 tháng 12 vừa qua.



ĐTC Phanxicô nói về ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh


Đã từ lâu, Giáng sinh đã trở thành ngày Lễ được đón chờ nhất trên thế giới. Dù ở đâu, thuộc tôn giáo nào, khi thời tiết se lạnh là lòng người cảm thấy háo hức đón chờ ngày lễ này. Đối với chúng ta là những người Ki-tô hữu, Giáng sinh có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Sau đây là một chia sẻ đơn sơ của Đức Thánh Cha Phanxicô về ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh, được trích dẫn trong bài phỏng vấn của ĐTC dành cho “La Stampa” tại nhà Thánh Matta vào thứ 3, ngày 10 tháng 12 vừa qua.
 
Đối với ĐTC, Giáng sinh có ý nghĩa gì?
 
“Giáng sinh là một cuộc gặp gỡ Đức Giê-su. Thiên Chúa luôn luôn tìm kiếm dân người, dẫn dắt và chăm sóc họ, và Ngài đã hứa với họ là Người luôn luôn đồng hành với họ. Sách Đệ Nhị Luật nói rằng, Thiên Chúa luôn đồng hành với chúng ta; Ngài dẫn dắt chúng ta bằng cánh tay hùng mạnh của Ngài. Điều này thật đẹp! Giáng sinh là một gặp gỡ của Thiên Chúa với dân Ngài. Đó cũng là một niềm an ủi, một mầu nhiệm đầy an ủi. Nhiều lần, sau thánh lễ nửa đêm, tôi đã cảm nghiệm được một tâm tình đầy an ủi và một sự bình an sâu xa. Điều này làm tôi nhớ lại giờ cầu nguyện vào buổi tối của mình sau thánh lễ tại Astalli, một nơi cư ngụ của những người di dân ở Roma, tôi nghĩ rằng, đó có lẽ là Lễ Giáng sinh vào năm 1974. Đối với tôi, Giáng sinh luôn là một cuộc chiêm ngắm về việc Thiên Chúa viếng thăm dân Người.” 
 
Đâu là sứ điệp của Lễ Giáng sinh đối với con người thời đại hôm nay? 
 
“Giáng sinh nói về sự thắm thiết dịu dàng và hy vọng. Khi Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta, Ngài nói với chúng ta hai điều. Điều đầu tiên mà Ngài nói với chúng ta là: Các con hãy hy vọng. Thiên Chúa luôn mở các cánh cửa, Ngài chưa bao giờ đóng chúng. Ngài là Cha, Đấng luôn mở cửa cho chúng ta. Điều thứ hai Ngài nói với ta là: các con đừng sợ sự dịu dàng. Khi các Ki-tô hữu lãng quên niềm hy vọng và sự dịu dàng, họ trở nên một Giáo hội lạnh lẽo, một Giáo hội không biết mình đi về đâu, tự giam mình trong các ý thức hệ và thái độ của thế gian. Trong khi đó, sự giản dị của Thiên Chúa nói với chúng ta rằng: hãy tiến về phía trước, Ta là một người Cha luôn chăm sóc các con. Tôi cảm thấy lo lắng khi các Ki-tô hữu đánh mất hy vọng và khả năng để ôm trọn và mở rộng sự quan tâm đầy yêu thương dành cho người khác. Có lẽ đây là lý do tại sao khi nhìn về tương lai, tôi thường nói về trẻ em và những người già, nghĩa là về những người không có khả năng tự bảo vệ mình. Trong suốt đời sống linh mục của mình, khi đi đến giáo xứ, tôi thường cố gắng để thông truyền sự dịu dàng này, đặc biệt là đối với trẻ em và người già. Điều này làm tôi cảm thấy vui và nó khiến tôi nghĩ về sự dịu dàng của Thiên Chúa dành cho chúng ta.”

 Nguyễn Minh Triệu sj 

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Những điều chưa biết về Chúa giáng sinh

Những điều chưa biết về Chúa giáng sinh

Đức Thánh Giuse và Đức Maria bị chủ nhà trọ nhẫn tâm từ chối vì thấy Đức Maria sắp lâm bồn, thế nên Thánh Gia phải lặn lội ra chốn đồng hoang? Câu “hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2:7) thường được hiểu theo nghĩa là Đức Thánh Giuse và Đức Maria không thể tìm được khách sạn hoặc nhà nghỉ tròng thành phố. Nhưng điều này rất khả nghi. Belem là một ngôi làng nhỏ không có những con đường lớn. Do đó nhà nghỉ của du khách chắc là không có.
 




Những điều chưa biết về Chúa giáng sinh

 
ROB KERBY

1. Không có phòng trọ? Đức Thánh Giuse và Đức Maria bị chủ nhà trọ nhẫn tâm từ chối vì thấy Đức Maria sắp lâm bồn, thế nên Thánh Gia phải lặn lội ra chốn đồng hoang? Câu “hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2:7) thường được hiểu theo nghĩa là Đức Thánh Giuse và Đức Maria không thể tìm được khách sạn hoặc nhà nghỉ tròng thành phố. Nhưng điều này rất khả nghi. Belem là một ngôi làng nhỏ không có những con đường lớn. Do đó nhà nghỉ của du khách chắc là không có.
 
2. Sinh nơi máng cỏ? Frank Viola, đồng tác giả cuốn Jesus: A Theography (Chúa Giêsu: Sự Tôn Thờ Thần Thánh) với Leonard Sweet, nói: “Thánh Luca không dùng từ phổ thông dành cho lữ quán hoặc khách sạn nhỏ [hotel inn, pandeion] mà dùng bất cứ nơi nào. Thay vì vậy, ngài dùng từ có nghĩa là nhà khách [guest room, kataluma]. Ngài cũng dùng từ đó để diễn tả nơi Chúa Giêsu ăn Bữa Tiệc Ly. Rất có thể vì Belem là quê hương của Đức Thánh Giuse và có thân nhân ở đó. Vì cuộc điều tra dân số xảy ra vào thời gian đó, không thân nhân nào của ngài có phòng cho khách. Phòng khách chủ yếu ở trước nhà và chuồng súc vật ở sau nhà hoặc ở dưới nhà (như hang động)”.
 
3. Súc vật ở dưới thấp? Frank Viola cho biết: “Trong gia đình, vào ban đêm, súc vật được nuôi và bảo vệ khỏi lạnh, kẻ trộm và thú dữ. Do đó, có thể Đức Thánh Giuse và Đức Maria ở khu dưới nhà hoặc sau nhà – nơi súc vật ở. Rất có thể súc vật được di dời khi Thánh Gia ở đó. Kinh Thánh không nói tới súc vật khi Chúa giáng sinh. Thánh Phanxicô được coi là người đầu tiên làm cảnh hang đá có những con vật”.
 
4. Ba vua? Chúng ta nghe nói tới Ba Vua – với tên của họ là Melchoir, Balthazar và Gaspar. Trong bộ sách bán chạy là “Jesus Manifesto, From Eternity to Here, Revise Us Again, and Reimagining Church” (Tuyên ngôn của Chúa Giêsu, từ Muôn thuở tới Ngày nay, Xem xét lại và Tái mô tả Giáo hội), Frank Viola viết: “Không có vua nào trong câu chuyện Chúa giáng sinh”. Từ ngữ “magi” (đạo sĩ, pháp sư) KHÔNG xuất hiện trong Kinh Thánh, và cũng KHÔNG là tên gọi của các vị khách. Hơn nữa, chúng ta không biết chắc có bao nhiêu người – chỉ là họ đem theo ba thứ: vàng, hương trầm (nhũ hương) và mộc dược. Họ không là những ông vua như người ta tưởng. Họ là các tư tế Đông phương chuyên về nghệ thuật bí truyền (esoteric arts), giải mộng, chiêm tinh, nhìn súc vật mà đoán tương lai, v.v... Họ là các nhà tư vấn hoặc cố vấn cho hoàng gia. Có thể do nghiên cứu Chúa Giêsu mà họ tới Giêrusalem. Họ cần sự mặc khải đưa họ tới Belem. Các “đạo sĩ” tới triều kiến Tân Vương Nhi có thể thấy ngạc nhiên khi họ phát hiện Ngài sinh ra ở nơi nhốt súc vật. Chúng ta cũng không chắc có bao nhiêu “đạo sĩ” tới Belem để thờ lạy Chúa Giêsu, chỉ nói ở “số nhiều” (các, những, họ). Bản văn chỉ nói rằng họ đem theo ba lễ vật. Ngoài ra, Thánh sử Matthêu cho chúng ta biết rằng họ chỉ đến sau khi Chúa Giêsu giáng sinh. Có thể họ đến và ở lại vì vua Hêrôđê “quan ngại” về các trẻ nam từ sơ sinh tới hai tuổi, nên ông ra lệnh giết hết.
 
5. Kẻ giết các hài nhi. Frank Viola nói rằng khi vua Hêrôđê ra ác lệnh, hằng ngàn người mẹ Do Thái đã than khóc vì bị mất con. Nhưng cũng chưa chắc. Vì Belem rất nhỏ bé, số trẻ em tới hai tuổi rất ít – có thể chỉ khoảng 10 trẻ. Sau cuộc tổng điều tra, có thể Thánh Gia rời chỗ súc vật và ở trong phòng dành cho khách cùng với các thân nhân khi các “đạo sĩ” tới. Thánh sử Matthêu cho biết: “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến” (Mt 2:11).
 
6. Thiên thần đồng ca? Trình thuật Lc 2:13-14 cho biết: “Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Bản văn không nói các thiên thần hát vang. Không chắc họ có hát như vậy hay không. Hánh Luca nói rằng “thiên sứ hiện ra với các mục đồng”. Có thể các thiên thần hiện ra trên cánh đồng với các mục đồng, rồi “bất ngờ thiên binh xuất hiện hợp với các thiên thần ca tụng Thiên Chúa...”. Có thể cả cánh đồng đầy các thiên thần vây quanh các mục đồng và hợp lời ca tụng Thiên Chúa. Một cảnh thật ngoạn mục!
 
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Toàn văn Sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha

Toàn văn Sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha

Trong sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình đầu tiên của mình, tôi ước ao gửi đến mọi người, cá nhân cũng như các dân tộc, ước mong về một đời sống được đổ đầy với niềm vui và hy vọng. Trong trái tim của mỗi người nam và người nữ luôn thường trực một nỗi khao khát về một đời sống sung mãn, bao gồm khao khát không thể kìm nén được về tình huynh đệ vốn là điều lôi kéo chúng ta đến với người khác và giúp chúng ta đối xử với họ không như là kẻ thù hay người đối địch, nhưng như là anh chị em được đón nhận và ôm ấp.

 

TÌNH HUYNH 
ĐỆ, NỀN TẢNG VÀ LÀ CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HÒA BÌNH

Trong sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình đầu tiên của mình, tôi ước ao gửi đến mọi người, cá nhân cũng như các dân tộc, ước mong về một đời sống được đổ đầy với niềm vui và hy vọng. Trong trái tim của mỗi người nam và người nữ luôn thường trực một nỗi khao khát về một đời sống sung mãn, bao gồm khao khát không thể kìm nén được về tình huynh đệ vốn là điều lôi kéo chúng ta đến với người khác và giúp chúng ta đối xử với họ không như là kẻ thù hay người đối địch, nhưng như là anh chị em được đón nhận và ôm ấp.

Vì chúng ta là một hữu thể tương quan, tình huynh đệ là một phẩm chất thiết yếu của con người. Một ý thức sống động về mối tương quan này giúp chúng ta nhìn và đối xử với nhau như là anh chị em đích thực. Không có tình huynh đệ thì không thể xây dựng một xã hội công bình và một nền hòa bình bền vững và viên mãn. Chúng ta nên nhớ rằng tình huynh đệ cách chung được học biết tại gia đình, trên hết là nhờ vào vai trò trách nhiệm và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, đặc biệt là người cha và người mẹ. Gia đình là nguồn mạch của tình huynh đệ, và như thế gia đình chính là nền tảng và là con đường đầu tiên dẫn đến hòa bình, vì ơn gọi của gia đình chính là thông truyền tình yêu cho thế giới xung quanh. 

Việc gia tăng về các mối liên hệ nối kết với nhau và truyền thông trong thế giới hôm nay khiến chúng ta ý thức nhiều hơn về sự hiệp nhất và số phận chung của các quốc gia. Trong sự năng động của lịch sử, trong sự đa dạng của các nhóm chủng tộc, xã hội và văn hóa, chúng ta nhìn thấy những hạt giống, là ơn gọi hình thành một cộng đoàn gồm những anh chị em biết đón nhận và chăm sóc lẫn nhau. Nhưng ơn gọi này vẫn thường xuyên bị khước từ và lờ đi trong một thế giới bị ghi dấu bởi “sự toàn cầu hóa dửng dưng”, điều làm cho chúng ta dần quen với sự đau khổ của người khác và khép mình lại.

Tại nhiều nơi trên thế giới, những tội ác chống lại những quyền nền tảng của con người dường như không kết thúc, đặc biệt là quyền sống và quyền tự do tôn giáo. Những thảm cảnh về tệ nạn buôn bán người, mà trong đó đời sống và nỗi tuyệt vọng của người khác là miếng mồi ngon của những kẻ vô đạo đức, là một ví dụ điển hình cho vấn đề này. Cùng với các cuộc xung đột vũ trang công khai là các cuộc chiến tranh ít nhìn thấy hơn, nhưng không kém phần độc ác, đó là các cuộc chiến trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính, chúng phá hủy cuộc sống, phá hủy gia đình cũng như doanh nghiệp.

Toàn cầu hóa, như ĐTC Biển Đức 16 chỉ ra, làm cho chúng ta trở thành “hàng xóm” nhưng không giúp chúng ta trở thành anh chị em của nhau.[1] Nhiều tình huống bất bình đẳng, nghèo đói và bất công không chỉ là dấu chỉ của việc thiếu tình huynh đệ sâu sắc mà còn là dấu chỉ của sự vắng mặt một nền văn hóa liên đới. Những ý thức hệ mới, được đặc trưng bởi sự lan tràn của chủ nghĩa cá nhân, việc tự coi mình là trung tâm và chủ nghĩa tiêu thụ vật chất, làm suy yếu đi các mối tương quan xã hội và làm nảy sinh não trạng “thải bỏ” dẫn đến thái độ xem thường và loại bỏ những người yếu đuối nhất và những người bị xem là “vô dụng”. Trong cách này, sự đồng tồn tại của con người ngày càng có xu hướng trở thành một hành vi “có qua có lại” (do ut des) đầy thực dụng và ích kỷ.

Đồng thời, rõ ràng là hệ thống đạo đức đương đại không có khả năng tạo ra những mối tương quan huynh đệ đích thực, vì tình huynh đệ này không muốn tham chiếu đến một vị Cha chung là nền tảng tội hậu giúp nó tồn tại.[2] Tình huynh đệ đích thực giữa con người giả thiết và đòi hỏi một Tình Phụ tử siêu vượt. Nếu đặt nền tảng trên việc thừa nhận tình phụ tử này, tình huynh đệ nhân loại sẽ được củng cố: Mỗi người trở thành một “bạn hữu” để chăm lo cho người khác.

Em ngươi đâu?” (St 4,9) 

2. Để hiểu đầy đủ hơn về ơn gọi của con người đối với tình huynh đệ, để nhận ra một cách rõ ràng hơn những cản trở trên bước đường hiện thực hóa ơn gọi này và để nhận ra những con đường nhằm vượt qua những cản trở ấy, điều quan trọng nhất là chúng ta hãy để cho mình hiểu biết kế hoạch của Thiên Chúa, một kế hoạch được trình bày trong một cách thức trổi vượt trong Kinh Thánh.

Theo tường thuật Thánh Kinh về sáng tạo, tất cả con người có nguồn gốc từ một cha mẹ, Adam và Eve, đôi bạn được Thiên Chúa sáng tạo theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài (xem St 1,26), từ họ, Cain và A-ben được sinh ra. Trong lịch sử của gia đình đầu tiên này, chúng ta nhìn thấy nguồn gốc của xã hội và sự tiến triển của các mối tương quan giữa các cá nhân và dân tộc.

A-ben là một người chăn cừu, Cain là một người trồng trọt. Căn tính sâu sắc của họ và ơn gọi của họ chính là anh em bất chấp sự đa dạng trong hoạt động và văn hóa, trong cách thức họ tương quan với Thiên Chúa và tạo vật. Việc Cain đã giết em mình là A-ben cho thấy một thảm kịch của sự khước từ triệt để ơn gọi làm anh em của Cain. Câu chuyện của họ (xem. St 4,1-16) chỉ ra nhiệm vụ khó khăn mà mọi người nam và nữ được mời gọi, để sống như một, mỗi người phải quan tâm đến người khác. Cain vì không thể chấp nhận việc Thiên Chúa yêu mến A-ben hơn, vì A-ben đã dâng cho Ngài lễ vật tốt nhất, - “Ðức Chúa đoái nhìn đến A-ben và lễ vật của ông, nhưng Ca-in và lễ vật của ông thì Người không đoái nhìn. Ca-in giận lắm, sa sầm nét mặt (St 4,4-5) – nên đã giết A-ben vì ghen tị. Theo cách này, ông từ chối xem A-ben là anh em, có mối liên hệ đúng đắn với A-ben và sống trong sự hiện diện của Thiên Cháu bằng cách đón nhận trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ người khác. Khi Thiên Chúa hỏi Cain “Em ngươi đâu?” (St 4,9), Thiên Chúa muốn Cain giải thích điều ông đã làm. Ông trả lời: "Con không biết. Con là người giữ em con hay sao? "
. Sau đó, sách Sáng Thế nói cho chúng ta biết, “Ông Cain đi xa khuất mặt Ðức Chúa” (4:16).

Chúng ta tự hỏi đâu là lý do đích thực khiến Cain xem thường mối tương quan huynh đệ và, đồng thời, mối tương quan hỗ tương và huynh đệ nối kết ông với em mình là A-ben. Chính Thiên Chúa đã kết án và quở trách Cain vì ông đã thông đồng với sự dữ: “tội lỗi đang nằm phục ở cửa” (St 4,7). Nhưng Cain đã khước từ, ông đồng lõa với sự dữ và quyết định “xông đến giết A-ben, em mình.” (St 4,8), như thế là ông xem thường kế hoạch của Thiên Chúa. Và như thế, ông đã phá vỡ lời mời gọi ban sơ của mình để trở nên con cái Thiên Chúa và sống trong tình huynh đệ.

Câu chuyện của Cain và A-ben dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta có một lời mời gọi huynh đệ, nhưng nó cũng có thể trở thành thảm kịch khi phản bội lại lời mời gọi này. Điều này được chứng thực bởi những hành động ích kỷ hàng ngày của chúng ta, chúng là nguồn gốc của quá nhiều chiến tranh và bất công: nhiều người nam và người nữ đã chết dưới bàn tay của anh chị em mình, những người không có khả năng để nhận ra nơi người khác như chính họ là, nghĩa là như là những hữu thể được dựng nên trong mối tương quan với người khác, trong sự hiệp thông và trao ban. 

Tất cả anh em đều là anh em với nhau” (Mt 23:8)

3. Một câu hỏi tự nhiên nảy sinh là: Người nam và người nữ trên thế giới này có khả năng để đáp trả một cách trọn vẹn khao khát tình huynh đệ mà Thiên Chúa là Cha đã đặt để trong họ không? Họ sẽ tự mình nỗ lực bởi chính khả năng của họ để vượt qua sự khác biệt, ích kỷ và ghen ghét và đón nhận những khác biệt chính đáng nơi anh chị em mình không?

Nhờ vào việc diễn giải lời của Đức Giê-su, chúng ta có thể tóm tắt câu trả lời mà Ngài đã đưa ra: “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "rápbi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau” (xem Mt 23,8-9). Nền tảng của tình huynh đệ được dựa trên tình phụ tử của Thiên Chúa. Chúng ta không nói về tình phụ tử giống loài, đầy mơ hồ và bất toàn trong lịch sử, nhưng đúng hơn là một tình yêu cụ thể đầy trổi vượt và đặc biệt của Thiên Chúa dành cho mỗi người nam và nữ (xem Mt 6,25-30). Vì thế, chính tình phụ tử ấy làm nảy sinh một cách hiệu quả tình huynh đệ, bởi vì tình yêu Thiên Chúa, một khi được đón nhận, trở thành một phương tiện lớn lao biến đổi đời sống chúng ta và các mối tương quan của chúng ta với người khác, giúp chúng ta mở mình ra với tình liên đới và sự chia sẻ đích thực.

Trong một cách cụ thể, tình huynh đệ nhân loại được tái tạo trong và qua Đức Giê-su Ki-tô, qua cái chết và phục sinh của Người. Thánh giá chính là điểm nền tảng cuối cùng mà con người không thể tự mình tái tạo nên. Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã mặc lấy bản chất con người để cứu độ nó, yêu mến Chúa Cha cho đến chết trên Thập Giá (xem Pl 2,8), qua sự phục sinh của mình đã biến chúng ta thành một nhân loại mới, trong sự hiệp thông trọn vẹn với ý muốn của Thiên Chúa, với kế hoạch của Người, bao gồm một sự hiện thực hóa trọn vẹn ơn gọi làm huynh đệ.

Từ khởi đầu, Đức Giê-su đã đón nhận kế hoạch của Cha, thừa nhận tính ưu việt của nó trên mọi sự. Nhưng Đức Ki-tô, khi từ bỏ chính mình cho đến chết vì tình yêu dành cho Cha, Ngài đã trở thành nguyên lý chung kết và mới mẻ dành cho tất cả chúng ta; trong Ngài, chúng ta được mời gọi để đối xử với nhau như anh chị em, bởi vì chúng ta là con cái của cùng một Cha. Chính Ngài là Giao ước; nơi Ngài, chúng ta được hòa giải với Thiên Chúa và với nhau như anh chị em. Cái chết của Đức Giê-su trên Thập giá cũng chấm dứt sự chia cách giữa mọi người, giữa dân của Giao ước và Dân Ngoại, những người cho đến giây phút đó không còn hy vọng, vì họ không phải là một phần của Lời hứa. Như chúng ta đọc thấy trong thư gửi Tín hữu Ê-phê-sô, Đức Giê-su Ki-tô là Đấng hòa giải mọi người nơi chính Ngài. Ngài chính là sự bình an, vì Ngài làm hai người trở nên một, phá vỡ bức tường phân cách chia rẽ họ, là sự thù nghịch giữa họ. Ngài đã tạo nên nơi chính mình một dân, một con người mới, một nhân loại mới (xem 2,14-16).

Tất cả những ai đón nhận đời sống của Đức Ki-tô và sống nơi Ngài biết rằng Thiên Chúa là Cha và họ sẽ trao ban trọn vẹn thân mình cho Ngài, bằng cách yêu mến Ngài trên hết mọi sự. Một người đã được hòa giải sẽ nhận ra Thiên Chúa là Cha của mọi người, và kết quả là, họ được mời gọi để sống đời sống đệ huynh dành cho hết mọi người. Nơi Đức Ki-tô, người khác được chào đón và được yêu thương như người con trai hay con gái của Thiên Chúa, như một người chị, một người anh, chứ không phải như người xa lạ, hay tệ hơn là như một kẻ đối địch và thậm chí là kẻ thù. Trong gia đình của Thiên Chúa, nơi mọi người con trai và con gái có cùng một Cha, và vì họ được tháp nhập vào Chúa Ki-tô, những người con trai và con gái này sẽ ở trong Người Con, không phải là “đời sống đáng vứt đi”. Tất cả người nam và nữ chung hưởng một phẩm giá như nhau và không ai có thể xâm phạm được. Mọi người đều được Thiên Chúa yêu mến. Mọi người đều được cứu chuộc bởi máu của Đức Ki-tô, Đấng đã chết trên Thập giá và đã sống lại vì hết thảy chúng ta. Đây chính là lý do tại sao không ai có thể tiếp tục dửng dưng trước số phận của anh chị em mình.

Tình huynh đệ, nền tảng và là con đường dẫn đến hòa bình

4. Điều này muốn nói rằng, thật dễ để nhận ra rằng tình huynh đệ chính là nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình. Liên quan đến vấn đề này, các thông điệp xã hội mà các vị tiền nhiệm của tôi đã viết trở nên hữu ích. Có lẽ chỉ cần trích dẫn lại những định nghĩa về hòa bình trong các Thông điệp Populorum Progressio của Đức Thánh Cha Phaolô VI và Sollicitudo Rei Socialis của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thì đã khá đầy đủ. Qua thông điệp thứ nhất, chúng ta biết rằng sự phát triển hội nhất của các dân tộc là một danh xưng mới của nền hòa bình.[3] Từ thông điệp thứ hai, chúng ta kết luận rằng hòa bình là thành quả của sự liên đới (Opus solidaritatis pax).[4]

Đức Phaolô VI đã trình bày rằng, không chỉ cá nhân mà các quốc gia cũng phải gặp gỡ nhau trong tình huynh đệ. Ngài nói: “Trong tình bạn và trong sự hiểu biết lẫn nhau, trong sự hiệp thông thánh này, chúng ta cũng phải… cùng nhau lao tác để xây dựng tương lai chung cho nhân loại”.[5] Trước hết, nhiệm vụ này dành cho những người được ưu tuyển. Trách nhiệm của họ được cắm rễ sâu trong tình huynh đệ nhân loại và mang tính siêu vượt, và được biểu lộ trong ba cách: bổn phận liên đới, vốn đòi hỏi các nước giàu hơn trợ giúp các nước kém phát triển hơn; bổn phận công bình xã hội, cần tổ chức lại các mối tương quan giữa kẻ mạnh hơn và người yếu thế hơn để có sự công bằng hơn; và bổn phận đức ái chung, bao gồm sự thăng tiến một thế giới nhân bản hơn dành cho mọi người, một thế giới mà nơi ấy mỗi người có một điều gì đó để trao và nhận, mà không xem sự thăng tiến của người này là sự cản trở cho sự phát triển của người khác.[6]

Vậy, nếu chúng ta xem hòa bình là thành quả của sự liên đới, chúng ta không thể không ý thức rằng tình huynh đệ chính là nguyên lý nền tảng của nó. Hòa bình, như ĐTC Gioan Phaolô II khẳng định, là một sự thiện không thể phân chia. Nó là một sự thiện dành cho tất cả và nó cũng là một sự thiện không thuộc về ai. Hòa bình chỉ có thể đạt được và được hưởng dùng, như là một phẩm chất cao nhất của đời sống và một sự phát triển bền vững của nhân loại, nếu tất cả mọi người được hướng dẫn bởi tình liên đới như “là một quyết tâm mạnh mẽ và bền bỉ trong việc dấn thân cho lợi ích chung”.[7] Điều này có nghĩa là đừng để mình được hướng dẫn bởi “ham hố lợi nhuận” hay “khao khát quyền lực”. Điều cần thiết là khao khát “từ bỏ chính mình” vì lợi ích của người khác hơn là khai thác họ, và “phục vụ họ” thay vì áp bức họ vì lợi ích của bản thân mình. “Tha nhân” – cho dẫu là một người hay một quốc gia – không được xem như một loại công cụ, với khả năng làm việc hay sức mạnh thể lý được khai thác với chi phí rẻ mạt, và rồi loại bỏ khi không còn hữu dụng, nhưng là như “đồng loại của chúng ta”, một “trợ tá.”[8]

Tình liên đới Kitô giáo giả thiết rằng tha nhân cần được yêu mến không chỉ “là một con người với những quyền lợi và sự bình đẳng căn bản đối với mọi người, mà còn trở nên hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha, được máu Đức Kitô cứu chuộc và là đối tượng hoạt động của Chúa Thánh Thần”,[9] như biết bao nhiêu anh chị em khác. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lưu ý: “Lúc đó ý thức về tình phụ tử chung của Thiên Chúa, về tình huynh đệ của mọi người trong Đức Kitô, ‘những người con trong Chúa Con’, về sự hiện diện và họat động ban sự sống của Chúa Thánh Thần, đem lại cho cái nhìn của chúng ta về thế giới một tiêu chuẩn mới để giải thích nó,”[10] để thay đổi nó.

Tình huynh đệ, một đòi hỏi cho cuộc chiến chống đói nghèo

5. Trong Thông Điệp Bác ái trong Chân Lý, vị tiền nhiệm của tôi đã nhắc nhở thế giới về sự thiếu hụt tình huynh đệ giữa các dân tộc và giữa người nam và nữ là một nguyên nhân quan trọng của nghèo đói.[11] Trong nhiều xã hội, chúng ta kinh nghiệm về một sự nghèo nàn về các mối tương quan là kết quả của việc thiếu các mối tương quan vững chắc trong gia đình và xã hội. Chúng ta bận tâm nhiều đến các khó khăn, bị gạt ra bên lề, cô lập và các chứng phụ thuộc bệnh lý ngày càng gia tăng. Loại nghèo khó này chỉ có thể vượt qua nhờ vào việc tái khám phá và tôn trọng các mối tương quan huynh đệ trong trái tim của các gia đình và cộng đoàn, thông qua sự chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, những thất bại cũng như thành công, vốn là một phần của đời sống con người.

Hơn nữa, nếu như một mặt chúng ta đang chứng kiến một sự giảm sút trong nghèo khó thuần túy, thì mặc khác, chúng ta cũng không thể không nhận ra rằng có một sự gia tăng rất nghiêm trọng về tình trạng nghèo đói tương đối, nghĩa là những bất công giữa những người và giữa các nhóm cùng chung sống trong một vùng cụ thể hay trong một bối cảnh văn hóa lịch sử xác định. Trong ý nghĩa này, các chính sách hiệu quả cần thăng tiến nguyên lý huynh đệ, nhằm đảm bảo cho con người – những người bình đẳng trong phẩm giá và trong các quyền nền tảng – có thể tiếp cận đến các nguồn vốn, các dịch vụ, hệ thống giáo dục, sức khỏe và kỹ thuật để mỗi người có cơ hội diễn tả và hiện thực hóa dự án đời sống mình và có thể phát triển một cách trọn vẹn như một con người.

Một người cũng thấy rất cần có những chính sách nhằm giảm thiểu một sự bất công quá lớn trong thu nhập. Chúng ta đừng quên rằng Giáo huấn của Giáo hội về điều được gọi là khế ước xã hội, mà cho rằng, như thánh Tôma Aquinô nói, điều hợp luật và thực sự cần thiết là “người ta có quyền sở hữu”,[12] trong những gì liên quan đến việc sử dụng của mình, “họ sở hữu chúng không giống như tài sản của mình nhưng cũng là tài sản chung cho người khác, nghĩa là chúng có thể mang lại lợi ích cho người khác cũng như chính bản thân họ”.[13]

Cuối cùng, có một cách thức khác để thăng tiến tình huynh đệ - và thực sự đánh bại sự nghèo đói – mà cũng là nền tảng của tất cả những điều khác. Nó là sự tách mình ra của những người chọn một lời sống đơn sơ và đích thực, của những người mà, bằng cách chia sẻ tài sản của mình, họ thực sự đang cố gắng để kinh nghiệm sự hiệp thông huynh đệ với người khác. Đây chính là nền tảng cho việc theo Đức Ki-tô và trở nên Ki-tô hữu đích thực. Đây không chỉ là trường hợp của những người sống đời sống thánh hiến, những người tuyên khấn lời khấn nghèo khó, nhưng là của biết bao nhiêu gia đình và người dân đầy trách nhiệm, những người xác tín rằng, chính mối tương quan huynh đệ của họ với tha nhân mới hình thành nên sự thiện quý giá nhất.

Tái khám phá tình huynh đệ trong nền kinh tế

6. Các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính nghiêm trọng trong thời gian gần đây – mà nhận ra gốc rễ của chúng chính là con người dần lạc xa Thiên Chúa và tha nhân, một mặt là do việc theo đuổi những của cải vật chất, và mặt khác là do sự bần cùng hóa các mối tương quan liên vị và cộng đoàn – đã thúc đẩy con người tìm kiếm sự thỏa mãn, hạnh phúc và an toàn trong việc tiêu thụ và lợi lộc từ tất cả những gì liên quan đến các nguyên lý của một nền kinh tế vững mạnh. Vào năm 1979, ĐTC Gioan Phaolô II đã mời gọi mọi người lưu ý tới “một lối nhận thức thật sự nguy hại là, trong khi sự thống trị của con người trên thế giới sự vật đang có những bước tiến lớn lao, thì trong sự thống trị của mình, con người đang dần đánh mất những mối dây thiết yếu và trong những cách thế khác nhau, bản tính nhân loại đang bị lệ thuộc vào thế giới và tự mình trở nên một điều phụ thuộc và bị sử dụng, và thậm chí việc sử dụng này không được nhận thức một cách đúng đắn – thông qua toàn thể tổ chức đời sống cộng đoàn, qua hệ thống sản xuất và áp lực từ các phương tiện truyền thông xã hội.”[14]

Các cuộc khủng hoảng kinh tế nối tiếp nhau nói cho chúng ta biết chúng ta cần suy nghĩ lại về những khuôn mẫu phát triển kinh tế của chúng ta và tiến tới một sự thay đổi trong cách sống. Các cuộc khủng hoảng ngày nay, thậm chí với những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống con người, cũng cung cấp cho chúng ta một cơ hội quý giá để tái khám phá các nhân đức khôn ngoan, tiết độ, công bình và can đảm. Các nhân đức này có thể giúp chúng ta vượt qua những thời khắc khó khăn để tái khám phá mối dây huynh đệ nối kết chúng ta với người khác, với một niềm tin tưởng sâu sắc rằng con người cần và có khả năng đạt được điều gì lớn hơn là việc tối đa hóa lợi ích cá nhân. Trên hết, các nhân đức này cần thiết để xây dựng và giữ gìn một xã hội hợp với phẩm giá con người.

Tình huynh đệ dập tắt chiến tranh

7. Trong năm qua, nhiều anh chị em của chúng ta tiếp tục phải gánh chịu kinh nghiệm hủy hoại của chiến tranh, gây nên một vết thương sâu và nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình huynh đệ. Nhiều cuộc xung đột đang diễn ra giữa sự thờ ơ chung. Với những anh chị em đang sống trong những vùng đất nơi đó vũ khí áp đặt khủng bố và sự hủy diệt, tôi đảm bảo sự gần gũi cá nhân tôi và sự gần gũi của toàn thể Giáo hội, sứ mạng của Giáo hội là mang tình yêu của Chúa Ki-tô đến với những nạn nhân không có khả năng tự vệ, bị lãng quên bởi chiến tranh thông qua lời cầu nguyện cho sự hòa bình, qua sự phục vụ cho những người bị thương tích, đói kém, di dân, những người phải thay đổi nơi ở và tất cả những người đang sống trong sợ hãi. Giáo hội cũng sẽ lên tiếng để giúp các vị lãnh đạo lắng nghe được tiếng khóc than của những người đang gặp đau khổ và đặt một dấu chấm hết cho mọi hình thức của hận thù, lạm dụng và bạo lực đối với các quyền nền tảng của con người.[15]

Vì lý do này, tôi mạnh mẽ khuyến cáo những ai gieo rắc bạo lực và cái chết bằng sức mạnh của vũ khí: Trong con người mà hôm nay bạn chỉ thấy đơn thuần là một kẻ thù bị đánh đập, hãy khám phá ra rằng họ là anh chị em của bạn, và hãy ôm họ vào vòng tay bạn! Hãy từ bỏ những con đường của vũ khí và đi ra ngoài để gặp gỡ người khác trong đối thoại, tha thứ và hòa giải, để tái xây dựng hòa bình, tin tưởng và hy vọng xung quanh bạn! “Từ quan điểm này, rõ ràng là, đối với các dân tộc trên thế giới, xung đột vũ trang luôn luôn là một sự phủ định có chủ ý đối với sự hòa hợp quốc tế, và tạo ra sự chia rẽ sâu sắc và những vết thương sâu đòi hỏi nhiều năm để chữa lành. Chiến tranh là một sự khước từ cụ thể trong việc theo đuổi các mục tiêu kinh tế và xã hội to lớn mà cộng đồng quốc tế đã đề ra".[16]

Dầu vậy, bao lâu vẫn còn lượng vũ khí rất lớn đang lưu hành như hiện nay, những cái cớ mới có thể luôn được tìm thấy để bắt đầu hận thù. Vì lý do này, chính bản thân tôi cũng như các vị tiền nhiệm của tôi khẩn khoản mời gọi hạn chế sử dụng vũ khí giết người hàng loạt và các bên cần giải trừ quân bị, bắt đầu với việc giải trừ vũ khí hạt nhân và hóa học.

Tuy chúng ta không thể không nhận ra rằng các thỏa thuận và các luật lệ quốc tế - là điều cần thiết và rất đáng ao ước – nhưng tự chúng không đủ để bảo vệ con người ra khỏi những rủi ro của xung đột vũ trang. Một cuộc hoán cải con tim cần thiết sẽ cho phép mỗi người nhận ra nơi người khác là người anh người chị cần chăm sóc, và để cùng làm việc với nhau trong việc xây dựng một đời sống viên mãn cho mọi người. Chính tinh thần này đã gợi hứng cho nhiều sáng kiến trong xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức tôn giáo trong việc thăng tiến hòa bình. Tôi bày tỏ hy vọng rằng các cam kết hàng ngày sẽ tiếp tục đơm hoa kết trái và áp dụng hiệu quả trong luật pháp quốc tế về quyền đối với hòa bình, như là một quyền cơ bản của con người và điều kiện tiên quyết cần thiết cho tất cả các quyền khác.

Tham nhũng và tội ác có tổ chức đe dọa tình huynh đệ

8. Chiều kích huynh đệ là điều cần thiết cho sự hoàn thiện của mỗi người nam và nữ. Những tham vọng hợp lý của con người, đặc biệt nơi những người trẻ, không nên bị cản trở hay chống đối, người ta cũng không nên bị cướp đi niềm hy vọng hiện thực hóa những tham vọng này. Dầu vậy, tham vọng không được lẫn lộn với việc lạm dụng quyền lực. Trái lại, mọi người cần thương mến nhau với tình huynh đệ (xem Rm 12,10). Trong những bất đồng, là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, chúng ta luôn nhớ rằng chúng ta là anh chị em, và do đó cần khuyên nhủ người khác và khuyên nhủ nhau để không xem tha nhân là kẻ thù hay một địch thủ cần bị loại trừ.

Tình huynh đệ tạo ra bình an cho xã hội bởi vì nó tạo ra một sự quân bình giữa tự do và công bình, giữa trách nhiệm cá nhân và liên đới, giữa lợi ích cá nhân và ích chung. Và vì thế, một cộng đồng chính trị cần hoạt động trong một cách thức rõ ràng và trách nhiệm để hỗ trợ cho điều này. Các công dân phải cảm thấy mình là người đại biểu của chính quyền công cộng liên quan đến tự do của mình. Nhưng lợi ích của các bên đã chen vào giữa công dân và các tổ chức và phá vỡ mối quan hệ đó, điều này đã thúc đẩy tạo ra một bầu khí xung đột lâu dài. 

Một tình huynh đệ đích thực vượt qua sự ích kỷ cá nhân, điều vốn xung đột với khả năng con người sống trong tự do và hòa hợp với nhau. Sự ích kỷ như thế phát triển về mặt xã hội – cho dẫu nó ở dưới nhiều hình thức của tham nhũng, rất phổ biến ngày nay, hay trong sự huấn luyện của các tổ chức tội ác, từ những nhóm nhỏ đến những nhóm được tổ chức trên phạm vi toàn cầu. Các nhóm này phá vỡ các luật lệ và công bình, đụng chạm đến trái tim của phẩm giá con người. Các tổ chức này chống lại Thiên Chúa một cách nghiêm trọng, họ làm tổn thương người khác và làm hại đến công trình sáng tạo, điều này càng nghiêm trọng hơn khi chúng có âm điệu tôn giáo.


Tôi cũng nghĩ về thảm kịch đau lòng về việc lạm dụng thuốc nhằm mang về lợi nhuận mà xem thường các luật luân lý và dân sự. Tôi nghĩ về sự tàn phá các nguồn lực tự nhiên và sự ô nhiễm vẫn còn tiếp diễn, và thảm kịch bóc lột lao động. Tôi cũng nghĩ đến nạn buôn tiền bất hợp pháp và sự đầu cơ tài chính, là điều thường minh chứng cho việc bóc lột cũng như gây thiệt hại cho toàn thể hệ thống kinh tế xã hội. Tôi nghĩ về tệ nạn mãi dâm, mỗi ngày thu lợi từ những nạn nhân vô tội, đặc biệt là người trẻ, cướp đi tương lai của họ. Tôi nghĩ về sự kinh tởm của nạn buôn người, các tội ác, và lạm dụng chống lại các dân tộc thiểu số, nỗi kinh hoàng của tình trạng nô lệ vẫn con hiện diện ở nhiều nơi trong thế giới hôm nay; thảm kịch của người di dân thường bị xem nhẹ, họ là những nạn nhân thường xuyên của việc đối xử bất công và bất hợp pháp. Như Đức Thánh Cha Gioan 23 đã viết: “Con người không thể tồn tại trong một xã hội chỉ dựa trên các mối tương quan quyền lực. Thay vì khích lệ sự thành tựu và phát triển của con người như nó nên làm, quyền lực thường cản trở và hạn chế tự do của con người”.[17] Nhưng con người có thể hoán cải; họ sẽ không bao giờ phải thất vọng vì họ có thể thay đổi cuộc sống của mình. Tôi ước mong điều này trở thành một sứ điệp hy vọng và tin tưởng cho mọi người, kể cả những ai đang phạm những tội ác tày trời, vì Thiên Chúa không muốn tội nhân phải chết, nhưng muốn họ hoán cải và được sống (xem Ed 18,23).

Trong bối cảnh rộng lớn của các mối liên hệ xã hội, khi chúng ta nhìn vào tội ác và hình phạt, chúng ta không thể giúp gì ngoại trừ việc nghĩ về những điều kiện thiếu tình thương trong các nhà tù, nơi đó, những người bị giam giữ thường bị giản lược vào một tình trạng không giống người (subhuman status), vi phạm đến phẩm giá con người và cướp khỏi họ niềm hy vọng và khao khát phục hồi. Giáo hội đã dấn thân nhiều trong môi trường này, hầu như là trong thầm lặng. Tôi khích lệ mọi người tiếp tục dấn thân, và hy vọng rằng những nỗ lực được thực hiện trong môi trường này của biết bao nhiêu người nam và người nữ đầy can đảm sẽ dần được các chính quyền dân sự hỗ trợ trong sự công bằng và chân thật.

Tình huynh đệ giúp giữ gìn và nuôi dưỡng tự nhiên

9. Gia đình nhân loại đã đón nhận một quà tặng chung từ Đấng Sáng Tạo: đó là tự nhiên. Quan điểm Ki-tô giáo về sáng tạo bao hàm một lối đánh giá tích cực về những can thiệp hợp lý vào tự nhiên nếu những sự can thiệp này đem lại lợi ích và được thực thi với tinh thần trách nhiệm, nghĩa là ý thức về “ngữ pháp” được khắc ghi trong tự nhiên và sử dụng một cách khôn ngoan các nguồn lực để mang lại lợi ích cho hết thảy mọi người, trong sự tôn trọng vẻ đẹp, cùng đích và sự hữu ích của mọi hữu thể sống và vị trí của nó trong hệ sinh thái. Tóm lại, tự nhiên được dành sẵn cho chúng ta và chúng ta được mời gọi để trở nên một người quản lý đầy trách nhiệm trên nó. Nhưng quá thường xuyên, bị thúc đẩy bởi lòng tham và khao khát thống trị, sở hữu, sử dụng và khai thác; chúng ta không gìn giữ tự nhiên, chúng ta cũng không tôn trọng hay xem tự nhiên như một quà tặng nhưng không mà chúng ta cần phải chăm sóc và dành để phục vụ cho anh chị em mình, kể cả thế hệ tương lai.

Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất, với ơn gọi quan trọng là nuôi dưỡng và bảo vệ các nguồn lực tự nhiên để nuôi sống con người. Trong lĩnh vực này, nỗi hổ thẹn về nạn đói vẫn tiếp diễn khiến tôi muốn chia sẻ với anh chị em câu hỏi này: Chúng ta đang sử dụng các nguồn lực của trái đất này như thế nào? Các xã hội đương đại cần phản tỉnh về trật tự ưu tiên mà sản phẩm hướng đến. Nó là một nhiệm vụ thực sự áp lực để sử dụng các nguồn lực trên trái đất này sao cho mọi người được giải phóng khỏi nạn đói. Các sáng kiến và các giải pháp khả thi thì rất nhiều, và không chỉ giới hạn trong việc gia tăng sản phẩm. Ai cũng biết rằng sản phẩm hiện nay đang đủ dùng, nhưng một tỉ người tiếp tục chịu đau khổ và chết vì đói, và đây là một điều đáng xấu hổ thực sự. Vì vậy, chúng ta cần tìm kiếm những con đường mà ngang qua đó mọi người có thể hưởng được ích lợi từ hoa trái của đất đai, không chỉ để tránh sự gia tăng khoảng cách giữa người có nhiều hơn và những người hài lòng với những mảnh vụn của mình, nhưng trên hết nó là vấn đề công bình, bình đẳng và tôn trọng mỗi người. Liên quan đến vấn đề này, tôi ước mong nhắc nhở mọi người về mục đích chung tất yếu của tất cả tài sản là một trong những nguyên lý nền tảng trong học thuyết xã hội của Giáo hội. Tôn trọng nguyên lý này chính là điều kiện thiết yếu giúp người ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những tài sản thiết yếu và quan trọng, là điều mọi người cần và là quyền lợi của mỗi người nam và người nữ.

Kết luận

10. Tình huynh đệ cần được khám phá, yêu mến, kinh nghiệm công bố và làm chứng. Nhưng chỉ có tình yêu, là một quà tặng từ Thiên Chúa, mới có thể giúp chúng ta đón nhận và kinh nghiệm một cách trọn vẹn tình huynh đệ này.

Chủ nghĩa duy thực thiết yếu là điều phù hợp với chính trị và kinh tế không thể được giảm thiểu đến những bí quyết kỹ thuật đầy lý tưởng mà không quan tâm đến chiều kích siêu việt của con người. Khi thiếu việc mở ra với Thiên Chúa, mỗi hoạt động của con người trở nên nghèo nàn và con người bị giản lược thành đối tượng có thể bị khai thác. Chỉ khi các thể chế chính trị và kinh tế mở ra để chuyển động trong một không gian rộng lớn được đảm bảo bởi Đấng duy nhất yêu mến mỗi người nam và người nữ, khi ấy chúng mới có thể đạt được một trật tự đặt nền tảng trên tinh thần đức ái đích thực và trở nên những khí cụ hữu hiệu trong việc phát triển hội nhất và hòa bình của nhân loại. 

Chúng ta, những người Ki-tô hữu tin rằng trong Giáo hội, chúng ta là các chi thể của một thân thể duy nhất, hỗ trợ nhau, bởi vì mỗi người được trao ban một ân sủng theo tiêu chuẩn quà tặng của Đức Ki-tô, vì lợi ích chung (xem Eph 4,7.25; 1 Cor 12,7). Đức Ki-tô đã đến thế gian để mang cho chúng ta ân sủng thần linh, nghĩa là khả năng chia sẻ đời sống trong Ngài. Điều này đòi hỏi một sự thêu dệt một cơ cấu các mối tương quang huynh đệ được đánh dấu bởi mối tương quan hỗ tương, sự tha thứ và sự trao ban trọn vẹn, theo chiều sâu và chiều rộng của tình yêu Thiên Chúa được trao ban cho con người nơi Đấng Duy Nhất, đã chịu chết và sống lại, để lôi cuốn mọi người đến với Ngài: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13, 34-35). Đây chính là một tin tốt lành đòi hỏi mỗi người bước về phía trước, thực thi lòng thương xót vô hạn, lắng nghe những đau khổ cũng như hy vọng của người khác, kể cả những người ở xa tôi, và bước đi trên con đường đầy đòi hỏi của tình yêu, một tình yêu biết trao ban và tiêu tốn chính mình một cách tự do cho lợi ích của anh chị em chúng ta.

Đức Ki-tô ôm trọn tất cả nhân loại và mong muốn không ai bị hư mất. “Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của người, mà được cứu độ” (Ga 3,17). Ngài làm điều ấy mà không đàn áp hay cưỡng bức bất cứ ai mở cánh cửa trái tim và tâm hồn ra với Ngài. “Anh em thì không như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người phục vụ. Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22, 26-27). Do đó, mọi hành động cần được nhận ra bởi thái độ phục vụ con người, đặc biệt là những người ở xa nhất và không được biết đến. Phục vụ chính là linh hồn của tình huynh đệ, điều xây dựng hòa bình.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giê-su, xin giúp chúng con hiểu và sống mỗi ngày tình huynh đệ xuất phát từ trái tim Con Mẹ, để chúng con mang bình an đến với mỗi người trên trái đất thân yêu của chúng con.

Từ Vatican, 8 tháng 12 năm 2013

Nguyễn Minh Triệu sj chuyển ngữ


[1] Xem Thông Điệp Caritas in veritate (29 tháng 6 năm 2009), 19: AAS 101 (2009), 654-655.
[2] Xem ĐTC Phanxicô, Thông Điệp Lumen fidei (29 tháng 6 2013), 54: AAS 105 (2013), 591-592.
[3] Xem ĐTC Phaolô VI, Thông Điệp Populorum progressio (26 tháng 3 năm 1967), 87: AAS 59 (1967), 299.
[4] Xem ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Sollicitudo rei socialis (30 tháng 12 năm 1987), 39: AAS 80 (1988), 566-568.
[5] Thông Điệp Populorum progressio (26 tháng 3 năm 1967), 43: AAS 59 (1967), 278-279).
[6] Xem ibid., 44: AAS 59 (1967), 279.
[7] Thông Điệp Sollicitudo rei socialis (30 tháng 12 năm 1987), 38: AAS 80 (1988), 566.
[8] Ibid., 38-39: AAS 80 (1988), 566-567.
[9] Ibid., 40: AAS 80 (1988), 569.
[10] Ibid.
[11] Xem Thông Điệp Caritas in veritate (29 tháng 5 năm 2009), 19: AAS 101 (2009), 654-655.
[12] Summa Theologiae II-II, q. 66, art. 2.
[13] Conc. Ecum. Vat. II, Cost. past. sulla Chiesa nel mondo contemporaneo Gaudium et spes, 69. Cfr Leone XIII, Lett. enc. Rerum novarum (15 maggio 1891), 19: ASS 23 (1890-1891), 651; Giovanni Paolo II, Lett. enc. Sollicitudo rei socialis (30 dicembre 1987), 42: AAS 80 (1988), 573-574; Pontificio Consiglio della Giustizia e della Pace, Compendio della Dottrina sociale della Chiesa, n. 178.
[14] Thông Điệp Redemptor hominis (4 tháng 3 năm 1979), 16: AAS 61 (1979), 290.
[15] Ủy ban Công Lý và Hòa Bình, Tóm lược Giáo Thuyết xã Hội Công Giáo, số 159.
[16] ĐTC Phanxicô, Thử gửi Tổng thống Putin, 4 tháng 9 năm 2013: L’Osservatore Romano, 6 tháng 9 năm 2013, trang 1.
[17] Thông Điệp Pacem in terris (11 tháng 4 năm 1963), 17: AAS 55 (1963), 265.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Câu chuyện cảm động có thật về “Ông già Noel”

Câu chuyện cảm động có thật về “Ông già Noel”

Vào một ngày mùa đông năm 1979, tại nhà hàng bán thức ăn nhanh ở thành phố Kansas, bang Missouri (Mỹ), có một chàng trai tuổi ba mươi gặm nhấm nỗi buồn vì mới mất việc làm.


Đó là năm thứ hai liên tiếp anh bị sa thải đúng một tuần trước ngày lễ Giáng sinh. Trong lúc chờ người phục vụ đem thức ăn đến cửa xe, anh chợt phát hiện cô ta chỉ mặc phong phanh một chiếc áo khoác mỏng. “Ta cứ tưởng mình là kẻ khốn khổ nhất thế gian, không ngờ người phụ nữ này còn khổ hơn, phải chống chọi với cái rét vì miếng cơm manh áo” – anh tự nhủ. Lúc trả tiền, anh đưa cô tờ 20 USD và bảo giữ phần tiền thừa.

Đó là đoạn mở đầu của câu chuyện cổ tích thời hiện đại về một “ông già Noel bí ẩn” lặng lẽ tặng tiền cho người nghèo trên đường phố vào dịp Giáng sinh suốt 26 năm qua. Ông không thể nhớ hết mình đã giúp bao nhiêu người, có khi đó là một phụ nữ vô gia cư, một ông lão với chiếc áo len không lành lặn, người vợ góa của một lính cứu hỏa… Hàng trăm gia đình đã nhận được niềm vui bất ngờ như thế từ ông già Noel bí ẩn. Đến nay, số tiền ông âm thầm trao tặng đã lên đến 1,3 triệu USD.

Danh tánh của “ông già Noel bí ẩn” có lẽ sẽ mãi là ẩn số với nhiều người, nếu tình thế không buộc ông phải lên tiếng. Do suy kiệt thể lực sau những đợt hóa trị mạnh để chữa ung thư, “ông già Noel bí ẩn” đã quyết định hé lộ thân phận của mình với một hi vọng mãnh liệt, đó là truyền đến người khác niềm tin vào lòng tốt tình cờ, để ngày càng có nhiều người tiếp tục thực hiện công việc của ông.

Ông là Larry Stewart, một doanh nhân 58 tuổi sống tại thành phố Kansas, bang Missouri (Mỹ). Đến nay, Stewart vẫn không sao quên hình ảnh người nữ phục vụ 26 năm trước. Khi nhận tờ giấy bạc 20 USD, môi chị bỗng run lên và nước mắt bắt đầu lăn dài trên má. Chị run rẩy nói: “Thưa ông, ông không biết là điều này có ý nghĩa như thế nào đối với tôi đâu!”. Người phụ nữ khiến Stewart nhớ lại câu chuyện của chính mình.

Năm 1971, Stewart lúc đó là một thanh niên thất nghiệp với gia tài duy nhất là chiếc ôtô đồng thời là căn nhà di động. Không một xu dính túi, gã trai ấy đánh liều đến gọi bữa ăn sáng tại một nhà hàng ở bang Missisippi, rồi giả vờ nói mình làm mất ví. Người chủ nhà hàng đã làm động tác cúi xuống sàn rồi nhoài người về phía Stewart, đưa ra tờ 20 USD. “Chắc anh đánh rơi tiền này!” – ông ta nói. Đó là “tấm vé” giúp Stewart bắt đầu một cuộc đời mới. “Tôi đã cầu nguyện và hứa với Chúa sẽ tìm cách để trả lại”.

Stewart đã thực hiện được lời hứa ấy của mình. Mỗi năm đến tháng mười hai, ông lại sắm vai ông già Noel xuống phố. Ông đã lặn lội lái xe đến nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ, đem niềm vui bất ngờ đến cho nhiều người. Không chỉ tặng tiền mặt, Stewart còn lập một “hiệp hội những ông già Noel bí ẩn” (www.secretsantausa.com), với yêu cầu thành viên phải cam kết ít nhất một lần trong đời “làm một việc thiện ngẫu nhiên”. Đến nay, đã có gần 3.000 người tham gia hiệp hội này.

Người phụ nữ này không cầm được nước mắt khi bất ngờ nhận được khoản tiền giúp đỡ từ tay “ông già Noel” Larry Stewart. Ảnh chụp tại một trạm xe buýt ở Kansas, Missouri năm 2004 – Ảnh: Reuters

Vào tháng tư năm 2006, Stewart được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản, đã di căn đến gan. Những đợt hóa trị mạnh đã rút cạn sức lực và khiến ông mất luôn cảm giác thèm ăn. Stewart sụt gần 45kg, người gầy và xanh như tàu lá. Nhưng ông chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ sứ mệnh của mình. “Tôi làm những việc này không phải vì bản thân. Đó là một cách thể hiện tinh thần “tri ân bất cầu báo” (cho đi không cần nhận lại).

Giờ đây, sứ mệnh của Stewart không chỉ là tặng tiền người nghèo dù ông tiết lộ sẽ tặng 165.000 USD cho người nghèo trong mùa Giáng sinh năm nay. Ông ước gì có thể nói chuyện và truyền đi ngọn lửa của lòng tốt đến thật nhiều người, để thế gian không chỉ có một mà rất nhiều “ông già Noel bí ẩn” đem đến cho những người kém may mắn mùa Giáng sinh thật sự an lành.


Honest – Sưu tầm

Điều ước đêm giáng sinh

Điều ước đêm giáng sinh

Giáng sinh, dù bận rộn nhưng bố nó vẫn xung phong vào đoàn đi phát quà cho con em cán bộ nhân viên. Bố sẽ mặc bộ ông già Noel, mang đến tận nhà gói quà mà bố mẹ các bạn nhỏ đã chuẩn bị sẵn để tặng con mình.

Bố tham gia vì muốn đóng vai ông già Tuyết, về tặng quà và chơi cùng con gái cưng cả buổi tối, để thỏa lòng mong ước của con được một lần gặp ông. Con bé vốn yêu quý ông già tuyết qua TV, sách truyện bấy lâu nay và vẫn tin ông có thật.

Trước đó mấy hôm chỉ có hai mẹ con đi chơi cùng nhau: “Sao bố không sắm đồ giáng sinh cùng mẹ con mình?”, “Cuối năm bố nhiều việc con ạ”. Quả thật bố nó rất bận vì gắng thu xếp để có thể rảnh rỗi vào tối Noel.

Gió lùa thổi rin rít giữa tiết trời tê cóng, trong cái lạnh căm căm của ngày cuối năm, rét quá là rét mà con bé vẫn nhất quyết phụ mẹ rửa bát, cọ nhà tắm, móc quần áo cho mẹ phơi lên, xong đâu đấy nó ưỡn ngực tự hào: “Thế là ngoan chưa ạ?”. Mẹ nó mỉm cười: “Con ngoan lắm!”.

Gương mặt con gái sáng bừng, háo hức cũng bởi lời hứa từ đầu tuần “ngoan thì ông già Tuyết mới đến tặng món quà yêu thích”. Trong lúc mẹ nhấc khay bánh từ trong lò ra, con bé ôm má, nghiêng đầu hỏi:

“Ông già Tuyết có râu trắng tinh như trên TV thật không hả mẹ?”.

“Thật con gái ạ, ông ấy có bộ râu trắng như cước ấy, ông còn có chiếc mũi đỏ và mặc bộ quần áo màu đỏ rất đẹp nữa”.

“Ông ấy sẽ tặng đúng món quà con xin chứ?”

“Tất nhiên rồi”.

Con bé giương đôi mắt to tròn lên, không giấu được sự hồi hộp khao khát, chờ đợi.

Tối Noel, mẹ chuẩn bị kỹ quần áo thật ấm rồi rủ con gái ra đường chơi, nhưng con bé lắc đầu: “Không, con phải ở nhà chờ ông già đến”. Làm mẹ nó không nín được cười. Bỗng có chuông điện thoại của bố nó: “Đi tặng quà xong rồi nhưng giờ anh phải về công ty. Lô hàng mới xuất xưởng đang bị trả về vì lỗi. Xin lỗi hai mẹ con nhé”.

Bỏ điện thoại xuống mà mẹ nó thấy lòng buồn trĩu, không biết phải nói với con bé ra sao.

Đêm về khuya, con bé bắt đầu buồn ngủ ríu mắt nhưng vẫn cố ra vẻ còn thức được: “Con sẽ chờ để mời ông ấy món bánh mẹ con mình làm, chắc chắn con sẽ gặp được ông, con cầu nguyện như thế suốt mà”. Rồi nó cũng gục đầu thiu thiu vào giấc. Mẹ nó thở dài, đi vào buồng trong khẽ mở tủ, đặt hộp quà là chiếc váy con bé thích mê lên gối cho con. Mai đành nói dối con là ông già đến hơi muộn và không muốn đánh thức con dậy vậy…

Đột nhiên có tiếng chuông cửa réo rắt, con bé vùng dậy khỏi giường, ra là nó chưa ngủ say. Nó loi choi chạy ra, kiễng chân mở cửa, ông già Noel có bộ quần áo màu đỏ và chiếc mũi đỏ xuất hiện trước mắt nó sao mà đáng yêu, ông cất giọng ồm ồm: “Nhiều quà, nặng quá nên ta đến hơi muộn, cháu gái chờ lâu chưa?”. Mẹ nó che miệng cười, vì biết đó chính là bố.

“Giờ cháu nhắm mắt lại, khi nào ông bảo mở ra mới được mở nhé!”, rồi bố nó khoa khoa tay ra hiệu hỏi mẹ nó quà đâu, mẹ nó chạy vội vào ôm hộp quà ra. “Mở mắt ra nào, tèn ten”.

Ông già còn bế ẵm và chơi với con bé một lát rồi mới giục bé đi ngủ. “Cháu ngoan nhé, sang năm ông lại đến”.

Đi ngủ rồi mà con bé còn líu lo: “Tiếc là bố không được gặp ông già Noel, mẹ nhỉ”. Trong giấc mơ nó như vẫn thấy ông già Tuyết đang ở ngay bên mình.

“Anh không nghĩ việc sửa chữa lô hàng lại trôi chảy đến thế, kỳ diệu thật!”. Mẹ nó bật cười thì thào: “Chắc là nhờ con gái đã ngày đêm cầu nguyện để được gặp ông già Noel”.



NQTruong ST

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Nếu và thì



Nếu và thì

 
Nếu bầu trời có vẻ như bao phủ đầy mây xám mà bạn lại đi ra ngoài khi trời mưa…

Nếu bạn đang mong nhìn thấy một chiếc cầu vồng rạng rỡ nhưng màu sắc của nó lại mang đến cho bạn nỗi buồn…

Nếu quả đất vẫn tiếp tục quay mà bạn phải đi đến kết thúc…

Nếu bạn đang tìm kiếm ánh sáng mặt trời mà tất cả những gì bạn nhìn thấy là bóng đêm tối mịt…

Nếu tất cả xung quanh bạn là những niềm vui mà riêng với bạn chỉ là nỗi buồn…

Nếu bạn đang quá sức mệt mỏi mà cuộc sống lại tiếp tục quật ngã bạn…

Nếu bạn khóc…


...

Thì bạn hãy nghĩ những giọt nước mắt của bạn rơi xuống đất đã làm nên điều kỳ diệu: vẻ đẹp của những bông hoa như sự dịu dàng trên tay bạn.

Thì bạn hãy cảm nhận không khí xung quanh bạn đang sực nức mùi cỏ mới cắt.

Thì bạn hãy cười đùa với những đứa trẻ và nhận lấy sự ngây thơ từ chúng khi chúng cười đùa.

Thì hãy tưởng tượng mình đang bay cùng một cô bướm xinh xinh trong một khu rừng đầy màu sắc.

Thì bạn hãy lắng nghe tiếng thì thầm của đại dương và bạn để làn da của mình được mơn man bởi làn gió ấm áp của mùa hạ.

Thì bạn hãy nếm một viên kẹo và cảm nhận vị ngọt ngào của những kỷ niệm thời thơ ấu đang dịu ngọt trên đầu lưỡi bạn.

Thì bạn hãy lắng nghe giai điệu trong trẻo của những chú chim hót đón chào một ngày mới.

Thì bạn hãy nhớ những nỗi dịu dàng quá đỗi mà bạn nhận được từ nụ hôn êm đềm của mẹ khi ôm chặt bạn vào lòng và thủ thỉ những lời yêu thương vô bờ.

...

Hãy cố gắng tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy trông lên những đám mây ngũ sắc trên đầu chứ đừng nhìn đất đen dưới vệ đường. Cuộc sống không ban ơn cho ta mà chính ta sẽ ban tặng cho cuộc sống những món quà từ những hành động và suy nghĩ tích cực của mình.

Hãy bắt đầu ngày hôm nay từ ngay giây phút này. Bởi vì cuộc sống đã là một niềm vui, một món quà vĩ đại nhất mà tạo hóa ban tặng cho bạn.



NQTruong sưu tập