Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

''Thánh Lễ PHONG thánh'' hay ''Thánh Lễ tuyên PHONG thánh..''

''Thánh Lễ PHONG thánh'' hay ''Thánh Lễ tuyên PHONG thánh..''
Thánh Lễ VÀ việc TUYÊN thánh hai Chân Phước Gioan XXIII và Gioan-Phaolô II
popes.jpg

A- Lời giới thiệu:

Trước đây, dựa vào cách người Pháp cắt nghĩa động từ ''canoniser'' (do gốc latinh: canonisare) là ''inscrire quelqu'un au canon des saints; accorder la sainteté à quelqu'un.'', các giáo sĩ Pháp và Việt dịch từ ấy sang tiếng Việt như thế này: PHONG thánh! Khái niệm đó đã tạo NGỘ nhận nơi một số người NGOÀI Công Giáo, thậm chí ''trang nọ'' còn mỉa mai rằng Vatican ''sản xuất'' các thánh!

Nhưng, hôm nay, Vatican có Trang sau đây:
''Messe et Canonisation des Bienheureux Jean XXIII et Jean-Paul II (27 avril 2014)'' Tôi xin tạm dịch: Thánh Lễ  việc TUYÊN thánh hai Chân Phước Gioan XXIII và Gioan-Phaolô II.

B- Xin LƯU Ý đến liên từ VÀ

Liên từ VÀ có nghĩa thế này: Nó dùng ĐỂ phân biệt THÁNH LỄ  việc TUYÊN THÁNH là hai ''phạm trù'' khác nhau.

Thậy vậy, Kinh Nghĩa ngày trước DẠY về Thánh Lễ như sau:

Hỏi: Có nên dâng Thánh Lễ Misa ĐỂ TƯỞNG NHỚ Đức Bà cùng các Thánh chăng?

Thưa: CHẲNG NÊN vì sự Tế Lễ CHỈ thuộc về MỘT Đức Chúa Trời mà thôi!

Trong Thánh Lễ, chủ tế xin Chúa thương đến linh hồn Cha Mẹ, anh-chị-em, bạn hữu và những người khác đã qua đời. Điều vừa nêu KHÔNG có nghĩa rằng Thánh Lễ LÀ ĐỂ cầu hồn cho các người đã khuất bóng!

Nhân đây, tôi kính mong Bà Con Công Giáo, nhất là một số Trang Công Giáo TRÁNH cách nói, viết như sau: Thánh Lễ Phong Thánh - Gioan XXIII & Gioan Phaolô II.

C- Từ điển Bách Khoa tiếng Anh (International) cắt nghĩa động từ ''canonize''

a- to place a deceased person in the canon or catalog of saints. (đưa người quá cố nào đó vào danh sác các thánh.)

b- to declare a deceased person to be a saint. (tuyên bố người quá cố nào đó là thánh.)

Như vậy, câu a và b có ý nghĩa đúng như lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô KHẲNG ĐỊNH về việc TUYÊN thánh:


''ĐỂ tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, ĐỂ tuyên dương đức tin Công Giáo và ĐỂ tăng tiến đời sống Kitô hữu, VỚI quyền bính CỦA Chúa Giêsu Kitô, CỦA các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và CỦA Chúng Tôi, SAU khi suy nghĩ chín chắn, NHIỀU LẦN khẩn cầu ƠN phù trợ CỦA Chúa và lắng NGHE ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi TUYÊN BỐ và XÁC ĐỊNH Chân Phước Gioan XXIII và Gioan Phaolô II là Hiển Thánh, và chúng tôi GHI tên các ngài VÀO sổ bộ các Thánh và qui định rằng, trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài ĐƯỢC tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.''

Tiến trình phong thánh được tiến hành như thế nào đối với ĐHY Nguyễn Văn Thuận và Cha Trương Bửu Diệp

Tiến trình phong thánh được tiến hành như thế nào đối với ĐHY Nguyễn Văn Thuận và Cha Trương Bửu DiệpTừ ngữ: tuyên thánh đúng hơn là phong thánh: Từ phong thánh quen dùng trong tiếng Việt, nguyên ngữ từ tiếng Hy Lạp “Kanon” có nghĩa là thước đo hay tiêu chuẩn hay được nhìn nhận là có giá trị. Ý nghĩa nầy được tìm thấy trong động từ canonizare của tiếng La tinh, rồi canoniser trong tiếng Pháp và Canonize trong tiếng Anh.
DHYThuan-ChaDiep.jpg

Những tín hữu trong thế kỷ đầu đã phong thánh cho các Tông Đồ khi gọi các Ngài là Thánh. Những vị tử đạo cũng được gọi là thánh. Rồi những thế kỷ kế tiếp, những giáo dân có đời sống thánh thiện, nêu gương sáng và thành mực thước cho người đời cũng được tuyên bố “đang ở trên thiên đàng” tức là thánh.

Như vậy theo từ Kanon và theo truyền thống, Giáo Hội không hề phong thánh hay không hề làm cho ai thành thánh cả. Giáo Hội, qua thời gian cầu nguyện lâu dài và qua những phép lạ được thực hiện nhờ lời chuyển cầu của những giáo dân đã chết và đã từng có đời sống thánh thiện, đã tuyên bố là những vị nầy đang ở trên trời với Chúa, tức họ là Thánh.

Vai trò của Giáo Hội là tuyên thánh, tức chính thức tuyên bố rằng: Ông A, bà B, hay Đức Cha C, hay linh mục D hay tu sĩ G . . . đã có đời sống thánh thiện khi còn sống và đang ở trên trời với Chúa. Từ nay họ được kanon, tức thành mẫu mực đáng cho chúng ta kính trọng, bắt chước và được cho vào danh sách phụng vụ chư thánh.

Tiến trình tuyên thánh

Bài viết dựa theo:

1. Những thông tin được Văn Phòng báo chí Vatican phổ biến ngày 12.9.1997 nhằm cắt nghĩa những điều lệ liên quan đến vấn đề tuyên thánh được qui định trong Tông huấn Divinus Perfectionis Magister, do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.1.1983.

2. “Special Problems in Canon Law III – Canonizations, do linh mục Roland Jacques, omi. tức Cha Dương Hữu Nhân, Cha Giáo Sư và Khoa Trưởng Giáo Luật Đại Học St. Paul ở Ottawa soạn và dạy trong niên khoá 2007-2008.

3. Cha Giáo Dương Hữu Nhân đã có công rất lớn trong việc vận động tuyên phong Chân Phước cho Thầy Giảng Anrê Phú Yên, sinh năm 1625, mà Cha Nhân gọi là người Anh cả trong hàng các Thánh Tử Đại Việt Nam, chết ngày 26.7.1644. Đức Thánh cha Gioan Phaolô II đã tuyên phong chân phước cho Anrê Phú Yên ngày 5.3.2000 tại quảng trường Thánh Phêrô, Rôma. 

Giai đoạn sơ khởi và những yếu tố căn bản cần biết.

1. Ứng viên tuyên thánh phải là một người Công Giáo hay dự tòng đã chết, tức đang ở trên thiên đàng. Không có vấn đề tuyên thánh cho ai còn đang sống.

2. Dư luận thuận lợi, kéo dài, công khai và mạnh mẽ về đời sống thánh thiện hay gương anh hùng tử đạo của ứng viên. Nếu có trở ngại và chống đối không thể vượt qua được, xin sớm huỷ bỏ tiến hành án tuyên thánh. Chỉ nên bắt đầu sau khi ứng viên đã chết đủ năm năm. 

Mẹ Chân Phước Têrêsa thành Calcutta chết ngày 5.9.1997 và được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên phong chân phước ngày 19.10.2003, tức sau sáu năm 1 tháng và 14 ngày. 

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chết ngày 2.4.2005 và sẽ được tuyên phong chân phước ngày 1.5.2011, tức sau sáu năm một tháng.

3. Phải có thỉnh nguyện viên yêu cầu lập án tuyên thánh. Thỉnh nguyên viên có thể là: cá nhân một giáo dân, một nhóm giáo dân, một tổ chức có tư cách pháp nhân như giáo xứ, địa phận, Hội Đồng Giám Mục địa phương hay một bộ ở Giáo triều Rôma được thiết lập bởi Giáo Luật hay bởi Giáo quyền có thẩm quyền.

4. Giám Mục địa phận ex officio tức Giám Mục địa phương đương quyền. Tuy nhiên, ngài nên tránh khởi án tuyên thánh vì Ngài sẽ phải là chánh án trong toà án địa phận.

5. Cáo thỉnh viên (postulator) thường là một linh mục, được yêu cầu và được uỷ thác để chuẩn bị và trình bày thỉnh nguyện tuyên thánh: Phải được thỉnh nguyện viên yêu cầu và Giám Mục thẩm quyền chấp thuận; Phải thu tập tất cả những gì có liên quan đến ứng viên tuyên thánh: tiểu sử, văn từ, nhân chứng, chứng từ, hình ảnh…. Phải chịu trách nhiệm tài chánh để chi trả cho tiến trình tuyên thánh. Khi án tuyên thánh tiến sang giai đoạn ở Roma, cần một tân cáo thỉnh viên thường trú ở Roma để ứng phó với mọi tình huống liên quan đến vụ án.

6. Thường có hai loại nhân chứng: Nhân chứng de visu tức chứng kiến tận mắt và nhân chứng de auditu, nhân chứng được nghe từ nhân chứng de visu. Không chấp nhận nhân chứng de auditu ab audientibu tức nhân chứng nghe lại từ nhân chứng de auditu. Không giới hạn số nhân chứng, tuy nhiên, có một số người không được làm nhân chứng được như: Cáo thỉnh viên hay phó cáo thỉnh viên vụ án, viên chức trong toà án tuyên thánh cấp địa phận, cha giải tội và cha linh hướng của ứng viên.

7. Cáo thỉnh viên chính thức đệ trình bằng văn bản với Giám Mục đương nhiệm những gì có liên quan đến ứng viên: tiểu sử, nhân đức trổi vượt hay chứng từ tử đạo, dư luận thuận lợi, văn từ đã xuất bản và chưa xuất bản, danh sách nhân chứng, những “sự lạ” nghĩ là đã được Chúa nhậm lời qua lời chuyển cầu của ứng viên và cả những bất lợi nếu có… và xin Ngài cho phép tiến hành án tuyên thánh. 
Giai đoạn I: 
thiết lập án tuyên thánh cấp địa phận


1.Giám Mục địa phận đương quyền nên hỏi ý kiến của các Giám Mục địa phận phụ cận, các Giám Mục trong Giáo tỉnh hay ngay cả Hội Đồng Giám Mục về việc thực hiện tiến trình tuyên thánh. Phổ biến công khai thỉnh nguyện tuyên thánh cho ứng viên. Sau đó, Ngài cho thiết lập uỷ ban giám sát (board of inquiry) gồm những linh mục có kiến thức thần học, giáo luật và lịch sử để bảo đảm cho tiến trình hợp luật.

2.Sau khi đã có nhận được những xét đoán khôn ngoan thuận lợi, Giám Mục địa phận cho triệu tập giáo dân, tuyên bố chính thức thực hiện tiến trình tuyên thánh cho ứng viên được thỉnh nguyện. 

3.Những thần học gia được chỉ định để nghiên cứu những văn từ của ứng viên tuyên thánh liên hệ đến đức tin và luân lý. Những sử gia và văn khố viên có nhiệm vụ trình bày về sự xác thực, giá trị của những văn từ và cả nhân cách của ứng viên qua những văn từ nầy. 

4.Giám Mục thẩm quyền để cử Công tố Viên (promotor iustitiae) để xem xét về kết quả những nghiên cứu trên những văn từ của ứng viên. Công tố Viên có thể nêu những thắc mắc với Uỷ Ban Giám Sát. Sau khi không thấy có gì trở ngại, Đức Giám Mục địa phận cho phép phổ biến hình ảnh cũng như tiểu sử của Ứng Viên tuyên thánh trong Giáo phận mình.

5.Giám Mục địa phận gửi tất cả những tài liệu, án từ đến Bộ Tuyên Thánh Roma (Congregation for the Causes of Saints). Tài liệu phải được uỷ viên thư ký địa phận ký tên và đóng dấu trên từng trang. Bộ Tuyên Thánh của Rôma sẽ liên hệ với Bộ Giáo Lý Đức Tin (Congregation for the Doctrine of the Faith) và những văn phòng ở Toà Thánh có liên quan. Sau khi không nhận được một phản kháng nào, bộ tuyên thánh sẽ ra văn thư gọi là Nihil obstat, tức không có gì trở ngại, gửi cho Đức Giám Mục địa phận và cho phép tiếp tục tiến hành vụ án tuyên thánh.
Giai đoạn II: 
Danh hiệu “Đầy Tớ Chúa” và tiến hành 
giám sát về nhân đức hay việc tử đạo.


1. Sau khi nhận được Nihil Obstat từ bộ Tuyên Thánh, Giám Mục đương quyền ra quyết định chính thức: 

a) Nhìn nhận và tuyên bố ứng viên là Đấy Tớ Chúa.

b) Thiết lập toà án cấp địa phận gồm có: chánh án (được hiểu là Giám Mục địa phận, tuy nhiên Ngài nên bổ nhiệm một linh mục có khả năng thần học, giáo luật và lịch sử đảm trách thay thế ngài); Công tố viên và vài Lục sự.

c) Thẩm phán có nhiệm vụ thăm viếng mộ phần của Đầy tớ Chúa và không nên chấp nhận những sùng bái nếu có. Thẩm phán phải theo những nguyên tắc Giáo Luật qui định về việc phỏng vấn nhân chứng ở những điều khoản 1548, 1553, 1558 và 1559.

d) Công tố viên: Phải là một linh mục thông thạo thần học, giáo luật và lịch sử và được Đức Giám Mục địa phận bổ nhiệm, GL. 1435. Nhiệm vụ: hiện diện trong tất cả mọi phiên toà, tra xét mọi chứng từ, ký nhận và bảo đảm tiến hành hợp luật.

e) Lục sự: có thể là một giáo dân có tiếng tốt được chỉnh định bởi Giám Mục hay chưởng ấn địa phận. Nhiệm vụ: ghi chép đúng nguyên văn lời khai, hành động và chứng từ.

f) Thiết lập bản câu hỏi: Có chuyên viên thiết lập bản câu hỏi và thông qua với uỷ ban Giám Sát địa phận. Không được trao bản câu hỏi cho nhân chứng trước. Nên cho nhân chứng thấy tiến trình thời gian cuộc đời của Đầy Tớ Chúa để theo dõi và cung cấp chứng từ cụ thể. 

2. Phiên họp mở màn (Không nên diễn ra long trọng tại nhà thờ chánh toà nhằm tránh mọi ngộ nhận rằng: Đầy tờ Chúa đã được tuyên thánh): Giám Mục địa phận xác định việc bổ nhiệm: Chánh án, công tố viên, lục sự và uỷ viên giám sát. Giám Mục nhận lời thế của các viên chức toà án. Chưởng ấn ký nhận. Giới thiệu nhân chứng. Xác định chỗ lấy chứng từ. Có thể mời gia đình của Đầy tớ Chúa tham dự phiên họp mở màn nầy.

3. Thể thức sát hạch nhân chứng: Tất cả đều phải thề nói sự thật và chỉ sự thật. Chỉ có chánh án, công tố viên, lục sự và nhân chứng hiện diện. Giám Mục (nếu không là chánh án) và cáo thỉnh viên không được hiện diện. Giữ Giáo Luật các điều khoản 1539, 1547 và 1574 để có những chứng từ xác thực. Nhân chứng và công tố viên phải ký nhận trên từng trang chứng từ. Nếu có sửa chữa, công chứng viên và nhân chứng phải ký nhận. Sau cùng, lục sự đọc lại chứng từ và ký nhận.

4. Kết thúc giai đoạn giám sát nhân chứng cấp địa phận: 

a) Gom góp tất cả những dữ kiện, chứng từ, sửa đổi, ghi chú, duyệt xét, đọc lại và tất cả thành viên toà án và nhân chứng thề rằng: đã cung cấp chứng từ thật. 

b) Chánh án, công tố viên, lục sự đi viếng phần mộ cũng như những nơi được nhân chứng đề cập có liên quan đến Đầy tớ Chúa. 

c) Hồ sơ, tài liệu được lập thành ba bản: Nguyên bản (archetypum) được niêm phong và lưu giữ ở văn khố Toà Giám Mục địa phận. Hai phó bản được lục sự đóng dấu, ký tên và gửi sang sang Roma. Một bản gọi là transumptum gởi đến bộ tuyên Thánh và giữ ở văn khố. Bản còn lại cũng gửi đến bộ tuyên thánh nhưng được trao cho cáo thỉnh viên hay những ai đang nghiên cứu về án tuyên thánh khảo sát. 

d) Cáo thỉnh viên có nhiệm vụ mang sang Roma và trao cho bộ tuyên thánh: Lá thư gửi cho bộ trưởng bộ tuyên thánh. Hai phó bản do toà án địa phận thiết lập đã nói. Sách viết, thủ bản, văn thư, chứng từ của đầy tớ Chúa.. Tất cả được gọi là instrumentum được chứa trong một hộp, niêm phong gọi là clausurae. Án từ đã gửi đi, kết thúc giai đoạn tiến trình tuyên thánh cấp địa phận.
Giai đoạn III: 
Tiến trình án tuyên thánh ở Roma


Không qua đường bưu điện, nhưng Cáo thỉnh viên phải mang hộp niêm phong tài liệu từ địa phận sang Roma. Yêu cầu Bộ tuyên thánh nhận và ra quyết định cho tiếp tục án tuyên thánh ở Roma.

Tân cáo thỉnh viên được thỉnh nguyện viên chỉ định và được bộ tuyên thánh nhìn nhận. Tân cáo thỉnh viên phải ở Roma.

Cáo thỉnh viên yêu cầu Bộ tuyên thánh ra quyết định nhìn nhận tiến trình đã thực hiện ở cấp địa phận là hợp luật và thành sự. Nếu tiến trình sơ khởi ở địa phận hợp luật và thành sự, tân cáo thỉnh viên yêu cầu bộ tuyên thánh cho nghiên cứu để xúc tiến việc tuyên thánh.

Sau khi đã ra quyết định nhìn nhận tiến trình sơ khởi của cấp địa phận, bộ tuyên thánh sẽ bổ nhiệm những viên chức như: Công tố viên, những nhà nghiên cứu sử học, báo cáo viên (Relator). Về phía thỉnh nguyện viên, được yêu cầu chọn một người cộng sự gọi là collaborator. Relator và Collaborator sẽ viết một positio, tức tiểu sử của đầy tớ Chúa, liên quan đến nhân đức trổi vượt hoặc việc tử đạo. Đại khái một positio như sau:

Thông tin về bốn điểm: lịch sử tiến trình sơ khởi - phương pháp thực hiện – tiểu sử đầy tớ Chúa và dư luận về đời sống nhân đức thánh thiện hay chứng từ tử đạo.

Trưng dẫn dữ kiện cụ thể, chứng từ và nhân chứng.

Tài liệu: Giấy rửa tội, chứng từ của gia đình, địa phận hay dòng tu.

Relato et Vota: Báo cáo và biểu quyết. Nếu đồng ý, bộ tuyên thánh sẽ để cử sáu nhà nghiên cứu sử học, mười tư vấn thần học để nghiên cứu trên positio. Nếu hai phần ba trong số nầy biểu quyết thuận, án tuyên thánh sẽ được báo cáo với bộ Giáo Lý Đức Tin. Nếu không, yêu cầu làm lại.

Giai đoạn hai ở Roma: Nâng Đấy tớ Chúa lên Venerable, Bậc đáng kính

Các hồng Y và Giám Mục trong và ngoài Rôma được triệu tập và được cáo thỉnh viên yêu cầu chấp nhận án tuyên thánh. Một Ponens, tứ báo cáo viên được chọn từ các hồng y hay giám mục, thành viên của bộ tuyên thánh được bổ nhiệm để chấp nhận án tuyên thánh và báo cáo với Đức Giáo Hoàng. Một khi Đức Thánh Cha đã nhìn nhận những nhân đức siêu vượt hay cái chết anh hùng của dầy tớ Chúa là xác thực, Ngài ra quyết định cho nâng Đầy tớ Chúa lên Bậc đáng kính. Giờ đây, người ta được quyền làm Holy Card, tức thiệp thánh, có hình của Bậc Đáng Kính và kinh nguyện xin Chúa thực hiện dấu lạ qua sự chuyển cầu của Bậc đáng kính. 

Đến đây, tiến trình tuyên thánh đã trãi qua hai giai đoạn rất khó khăn: 

Thiết lập toà án cấp địa phận để thu thập tài liệu, chứng từ và sát hạch chứng nhân và đề xuất sang Rôma để nhận Nihil obstat và ứng viên được gọi là: Đầy tớ Chúa.

Mang án tuyên thánh sang Roma và chịu sự làm việc rất tỉ mỉ và tốn kém của bộ tuyên thánh để đầy tớ Chúa được nhìn nhận là bậc đáng kính.
Giai đoạn IV: 
Phép lạ và tuyên phong chân phước


Phép lạ: Được coi như sự chuẩn nhận của Chúa trên ứng viên tuyên thánh đang ở trên Trời. Ngay từ thế kỷ thứ 13, dưới thời Đức Giáo Hoàng Innocent III, Giáo Hội đòi buộc phải có phép lạ thực hiện nhờ lời chuyển cầu của những Bậc Đáng Kính, những ứng viên tuyên thánh về đời sống đạo đức. Tuy nhiên, phép lạ được miễn trừ nơi những ứng viên tuyên thánh tử đạo. 

Phép lạ phải là phép lạ thể lý, chứ không phải luân lý, tức kết quả những việc lạ phải được cảm nhận, được nhìn thấy, được minh chứng và giảo nghiệm y khoa. Và phải đã xảy ra một năm rồi.

Khi có việc lạ xảy ra, cáo thỉnh viên phải viết đơn xin Giám Mục thẩm quyền thiết lập ban giám sát. Sau khi xét đoán khôn ngoan có thể là phép lạ, Giám Mục địa phận để cử hai bác sĩ xét nghiệm, chuyên viên thu thập tài liệu, chứng từ và yêu cầu toà án địa phận thiết lập việc sát hạch nhân chứng. 

Hồ sơ kết quả thẩm định, có thể là phép lạ, sẽ lập thành ba bản. Bản gốc giữ ở Toà Giám Mục địa phương. Hai bản còn lại gửi sang bộ tuyên Thánh Rôma để duyện xét và thẩm định.

Bộ tuyên thánh duyệt xét phép lạ trên ba tiêu chuẩn: 

Y khoa: Đây là một chửa trị xác thực và lạ lùng mà y khoa bình thường không làm được.

Thần học: Nhân chứng đã khẩn cầu với Bậc Đáng Kính và nhận được phép lạ.

Lòng đạo: Hồng Y và các Giám Mục quyết định là rất hữu ích cho lòng sốt sắng của Giáo Hội hoàn vũ nếu ứng viên được tôn phong chân phước.

Tất cả được đệ trình lên Đức Thánh cha và để Ngài có quyết định sau cùng là có tiến tới tuyên thánh hay không. Nếu có, cũng chính Đức Thánh Cha sẽ công bố ngày giờ, nơi chốn cử hành việc tuyên phong Chân Phước.

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận
Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận từ trần ngày 16.9.2002. Rất may mắn, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho phép Hội Đồng Công Lý và Hoà Bình của Ngài khởi án tuyên thánh ngày 16.9.2007. Ngài đã có Holy Card và Kinh Xin Ơn được Đức Giám Mục Giampietro Crepaldi, tổng thư ký Hội Đồng Công Lý và Hoà Bình lúc ấy chuẩn nhận và cho phép phổ biến ngày 16.9.2007.

Theo tiến trình tuyên thánh của Giáo hội Công giáo Rôma, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đang ở bậc Tôi tớ Chúa (một trong bốn bậc phong thánh: Tôi tớ Chúa, Đấng Đáng kính, Chân phước và Thánh). Ngày 16 tháng 1 năm 2009, Hồng Y Agostino Valini, Giám Quản Toà Rôma ban Án lệnh chính thức vận động thu thập những chứng cứ, tài liệu, tác phẩm của/về Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để phục vụ cho án phong chân phước. Ngày 22 tháng 10 năm 2010, án phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được chính thức khởi sự. 

Ngày 15 tháng 11 năm 2010, VietCatholic đưa tin về một chủng sinh người Việt Nam sinh ra ở Mỹ bị hôn mê 32 ngày và hai lần Bác sĩ đã tuyên bố là chết. Nhưng ba mẹ chủng sinh nầy và chính Thầy Giuse đã kêu cầu Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận. Thầy Giuse đã thấy Đức Hồng Y trong thị kiến hai lần đến tận giường bệnh thăm viếng Thầy. Hiện tại thầy đã bình phục hẵn. Văn phòng cáo thỉnh ở Rôma đang đòi những chứng từ minh chứng cho phép lạ chữa bệnh nầy. Nếu Thầy Giuse có đủ bằng chứng về sự bình phục lạ lùng của Thầy. Chắc chắn Đức Hồng Y sẽ được tuyên phong chân phước sớm. 

Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp 
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, quận Chợ Mới, Tỉnh An-Giang. Ngày 12-3-1946, ngài bị bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt chung với bổn đạo tại lẫm lúa của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Do sự tranh chấp giữa các giáo phái, vì bênh vực quyền lợi của giáo dân, ngài đã chết thay thế cho những người bị bắt chung. 

Ở Việt Nam và hải ngoại, cả lương giáo, không ai không biết Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp. Vô số những phép lạ được truyền khẩu và được ghi chép thành văn bản. Việc lập án tuyên thánh cho Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp có nhiều thuận lợi: Ngài bị giết chết trong khi thi hành nhiệm vụ mục tử, Ngài chết vì đạo. Chúa đã thực hiện nhiều phép lạ qua sự chuyển cầu của Ngài. Nhiều và rất nhiều nhân chứng “de visu”, là người thọ ơn Cha. Những người đã từng tiếp xúc với Cha thời sinh tiền vẫn còn sống như Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn. 

Thời gian chuẩn bị đã lâu, nhiều người đang nức lòng và sẵn sàng làm chứng cũng như rộng rãi ủng hộ chương trình tuyên thánh cho Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp. Chương trình vinh danh Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, vị mục tử dũng cảm đã dám chết vì đàn chiên, giống như Chúa Kitô, thầy chí Thánh, vị mục tử nhân hậu, tốt lành và mẫu mực đã đến lúc chín mùi. Xin trao vào tay Chúa nguyện ước thánh thiện nầy. Vì không điều gì là không có thể với Thiên Chúa! Xin cầu nguyện và ủng hộ! 


(LM Phêrô Trần thế Tuyên, Kiến thức Công Giáo, 2/2011, Liên Tu sĩ Canada)

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Những bài thơ dâng Mẹ Tàpao

Con về bên Mẹ Tà Pao Trên triền núi ấy giữa cao lưng đồi Bình minh sáng một vùng trời Gió hiu hiu thổi tuyệt vời Mẹ ơi !


CON NGƯỜI NGOẠI GIÁO XIN QUAY VỀ

Con người ngoại giáo tìm về
Trên đồi cao ấy tỉ tê cùng người
Sáu mươi năm sống giữa đời
Biết bao lầm lỗi, một thời hư thân

Đến đây xin được phân trần
Về đây xin Mẹ ân cần giúp con
Tránh xa tất cả lối mòn
Trở về đạo Chúa “héo hon” bao ngày

Sáu mươi năm, trong cơn say
Chừ con sực tỉnh chạy ngay đến người
Xin cho con được tỉnh tươi
Sống trong ơn nghĩa một thời bỏ quên

Xin cho con được trở nên
Một người đạo hạnh cả trên tuyệt vời
Đắp bù năm tháng chối người
Đoái công chuộc tội như lời nguyện xin

Mẹ ơi, xin hãy lượng tình
Con dưới chân Mẹ ngước nhìn kêu van
Cho con ân huệ chứa chan
Quay về với Mẹ vô vàn mừng vui.

Hải-Chi(Bài trên đã đăng gia đình Phê Rô Khoa).

TÀPAO KỲ DIỆU 

Bao điều kỳ diệu lạ thay !
Âm u một chốn, chừ nay lạ lùng
Trở thành tâm diểm cả vùng
Vì nhờ có Mẹ ung dung giữa đồi

Trước đây khó dể một thời
Thì nay thoải mái nơi nơi tụ về
Chốn nơi nhỏ hẹp nhiêu khê
Đường lên trơn trợt tứ bề đá, tre

Nay nhờ có Mẹ chở che
Thật là kỳ diệu đá, tre tan tành
Đồi hoang tre, đá trở thành
Đền đài tráng lệ, Mẹ lành mừng vui

Từ nay thiên hạ tới lui
Ngày đêm bên Mẹ ngọt bùi sẻ chia
Từ nay dù sớm hay khuya
Thảy đều có Mẹ “làm bia” đỡ đần.

Hải-Chi(Bài Trên đã đăng gia đình Phê Rô Khoa).

NÔN NAO VỀ BÊN MẸ

Con về bên Mẹ Tà Pao
Trên triền núi ấy giữa cao lưng đồi
Bình minh sáng một vùng trời
Gió hiu hiu thổi tuyệt vời Mẹ ơi !

Trên cao Mẹ chễm chệ ngồi
Nôn nao tiến bước lên đồi hiển vinh
Từng giọt sương đọng lung linh
Qua làn sương mỏng ô nhìn thấy kia

Mẹ lấp lánh tựa sao khuya
Gục đầu bên Mẹ đầm đìa lệ rơi
Xót xa thổn thức bao lời
Ôm chầm chân Mẹ cho vơi nỗi buồn

Nguyện xin Mẹ hãy đổ tuôn
An lành hồn xác là nguồn cậy trông
Biết bao năm tháng ước mong
Được kề bên Mẹ gai chông chẳng màng.

Hải-Chi.


TÀ PAO DIỄM PHÚC 1

Con ngoại đạo, bao năm sinh sống
Dưới chân đồi đất trống hoang vu
Đồi cao tre nứa mịt mù
Cỏ cây là bạn, sương mù làm thân

Nhờ có Mẹ hồng ân lai láng
Như mặt trời phủ sáng đồi hoang
Nhà cao cửa rộng khang trang
Mọc lên như nấm giàu sang cả vùng

Trên cao Mẹ ung dung chễm chệ
Thật uy nghi, con Mẹ tuôn về
Không còn chổ chứa no nê
Hàng ăn quán uống ê hề bán buôn

Bao ân huệ đổ tuôn đầy dẫy
Người giáo, lương hết thảy vui mừng
Vì nhờ có Mẹ không ngừng
Lo cho cơm áo reo mừng hoan ca

Bệnh hoạn ít xảy ra nhờ Mẹ
Được yên hàn bao kẻ mừng vui
Trẻ già trai gái tới lui
Khẩn cầu cùng Mẹ ngọt bùi sẻ chia

Con quyết chí xa lìa hiện tại
Để quay về với đại gia đình
Ngày đêm bên Mẹ tôn vinh
Mai ngày cùng Mẹ quang vinh muôn đời.

Hải-Chi.


KHÁT KHAO BÊN MẸ TÀ PAO

Đồi Tà Pao lấp lánh như sao
Rực rỡ sáng ngời, đẹp biết bao !
Này, Mẹ Tà Pao đang hiện đến
Đang lơ lửng ở giữa đồi cao

Hào quang sáng chói, Mẹ Tà Pao
Đẹp đẽ hơn ngàn hoa Túc-Đào
Ngào ngạt hương thơm từ Thánh Tượng
Ung dung chễm chệ trên đồi cao

Mẹ ơi, con quá đỗi nôn nao
Bao tháng ngày qua rất khát khao
Gặp được Mẹ con xin phú thác
Gia đình, dòng họ con dâng trao.

Kề bên Mẹ, cảm xúc tuôn tràoThổn thức lòng con quá nghẹn ngào
Nức nở ôm ghì chân tượng Mẹ
Cho con ân huệ luôn dồi dào.

Hải-Chi.

TÀ PAO DIỄM PHÚC 2

Tà Pao diễm phúc ai cũng biết
Mẹ ở cùng khôn xiết mừng vui
Có Mẹ thiên hạ tới lui
Gió mưa bão tố vẫn vui với người

Tà Pao chốn xa xôi lạ lẫm
Biết bao người cứ vẫn tìm ra
Trong ngoài chẳng kể gần xa
Đều nghe tiếng Mẹ hiện ra trên đồi

Tà Pao khổ nhưng Mẹ vẫn ở
Ngài không chê nên trở về đây
Một nơi tre nứa phủ đầy
Tiếng gầm thú dữ đàn bầy la oang

Thật diễm phúc cưu mang có Mẹ
Ban hồng ân mau lẹ tràn đầy
Cho đoàn con Mẹ nơi nầy
Sống trong hoan lạc vui vầy mãn viên.

Hải-Chi.

ĐÊM KHUYA BÊN MẸ TÀPAO

Đêm khuya thanh vắng con bên Mẹ
Trút hết bao điều quá xấu xa
Ngu ngốc bao năm trong trụy lạc
Dại khờ ngày tháng sống trăng hoa
Nguyện xin với Mẹ hãy tha thứ
Cầu khẩn chắc Mẹ sẽ bỏ qua
Quyết chí từ nay con sám hối
Thành tâm chừa tội xin giao hòa.

Hải-Chi.

ĐƯỢC VIẾNG MẸ TÀPAO

Bây giờ mới đến được Tàpao
Thỏa mãn bao ngày quá ước ao
Dốc đá trèo lên trơn trợt quá
Đồi tre bước mãi ngã lăn nhào
Kiên tâm phải đến được bên Mẹ
Quyết chí trèo lên, mừng biết bao
Bên Mẹ bao điều con muốn nói
Nặng lòng chất chứa mãi thì thào.

Hải-Chi.

BÊM MẸ TÀPAO

Con về bên Mẹ trên đồi cao
Mong ước bao ngày quá khát khao
Đến được mừng vui con mãn nguyện
Linh đài ca hát mãi nghêu ngao
Đang trong tâm trạng quá vui sướng
Với một nỗi lòng quá xuyến xao
Bên Mẹ hàn huyên muốn nán lại
Vui mừng nói mãi, mãi thao thao. 

Hải-Chi.

RA VỀ LUYẾN TIẾC MẸ TÀPAO

Xa Mẹ ra về lòng luyến tiếc
Ứơc chi được ở mãi bên người
Ra đi bịn rịn buồn rười rượi
Từng bước dõi theo lòng tả tơi
Kề cận bao ngày chưa hả dạ
Cách xa năm tháng vẫn không nguôi
Ứơc ao mãi mãi kề bên Mẹ 
Đến lúc trút hơi thở mới thôi.

Hải-Chi.