Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Thoòng Báo Hành Hương Đức Mẹ Tàpao đêm giao thừa - Chúa Nhật 31/12/2017

THÔNG  BÁO

     HÀNH  HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO 
ĐÊM GIAO THỪA - CHÚA NHẬT 31/12/2017

                          Để Tôn Vinh Thiên Chúa và Tạ Ơn Đức Mẹ Tàpao,
                    vào dịp cuối Năm Dương lịch, tối Chúa Nhật 31/12/2017
                                  và đón mừng Năm Mới Dương Lịch 2018.

                                               Chương trình như sau:

               22 giờ 00 :  Rước kiệu - Cung  nghinh Đức  Mẹ Tàpao.
               22 giờ 30  :  Thánh Lễ đồng tế: LỄ GIAO THỪA

Do Đức Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận chủ sự.

Ban  Điều Hành Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao
   Trân  trọng kính mời Quí  Cha, Quí  Tu sĩ và  Quí Ông Bà  Anh Chị  em tham  dự.


                                                      BAN ĐIỀU HÀNH
                                        TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO


                   

Nguồn:
http://gpphanthiet.com/index.php/news/Thong-Bao/Thong-Bao-Hanh-Huong-Duc-Me-Tapao-Dem-Giao-Thua-Chua-Nhat-31-12-2017-5271/

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Trưởng Tàpao

Điểm Dừng Chân Hành Hương Trưởng Tàpao
(Điểm Dừng Chân Hành Hương Đức Mẹ Tàpao - Hoa Đảm)
Phục vụ:
- Phòng trọ đơn - tập thể, võng.
- Cơm Phần - Dĩa, Phở, Bún, Mì.
Cháo - Miến Gà Ta (đặc sản vùng Tàpao).
- Tranh - ảnh, quà lưu niệm.
- và Đặc sản địa phương.
Bãi Đậu Xe Ôtô Miễn Phí
Địa chỉ: Cạnh Quảng Trường TT Thánh Mẫu Tàpao
Số 32, đường số 25 ĐT 717, xóm 2, thôn 2, xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0903916966 - 0918107122












Bảng đồ đường đi Trưởng Tàpao = Hoa Đảm


Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

MARIA, MẸ VIỆT NAM - Chương 7. ĐỨC MẸ TÀPAO

MARIA, MẸ VIỆT NAM
Chương 7. ĐỨC MẸ TÀ PAO

A. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ LỊCH SỬ ĐỨC MẸ TÀ PAO

TàPao trước đây là một vùng đèo heo hút gió, thưa thớt dân cư… Theo tiếng của dân tộc K’Ho, Tà Pao có nghĩa là “Một giấc mơ đẹp” (“Tà”: đẹp theo nghĩa linh thiêng, “Pao”: giấc mơ). Nhưng nếu được viết hoặc phát âm là “Tàmpao” thì có nghĩa là “Suối mơ”.
Bình Thuận có 5 ngọn núi bắt đầu bằng chữ Tà: ngoài Tà Pao là Tà Mon, Tà Lễ, Tà Zon, Tà Pứa. Đức Mẹ trên núi Tà Pao (gọi tắt là tượng Đức Mẹ Tà Pao; tiếng PhápNotre Dame de Ta Pao) nằm ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Tượng được đúc bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m.
Quần thể công trình tượng đài, lễ đài Đức Mẹ Tà Pao hiện đang là một trong những trung tâm hành hương lớn của người Công Giáo Việt Nam. Năm 1959, lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được tổ chức rất long trọng tại các Giáo phận miền Nam Việt Nam nhằm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, được gọi là Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc. Dịp này, tổng thống Ngô Đình Diệm, vị tổng thống Công Giáo chỉ thị cho Phủ Tổng Ủy Dinh Điền xây dựng năm tượng đài Đức Mẹ ở Miền TrungMiền Nam và Cao Nguyên Trung phần trong các năm 19591960 và 1961 bao gồm: Đức Mẹ Giang Sơn (Darlac), Đức Mẹ Thác Mơ (Phước Long), Đức Mẹ Phượng Hoàng (Kon Tum), Đức Mẹ Trinh Phong (Ninh Thuận) và Đức Mẹ Tà Pao (Bình Tuy, nay thuộc Bình Thuận).
Ngày 8 tháng 12 năm 1959, lễ cung hiến và khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao do Đức ChaMarcello Piquet (Piquet Lợi), Giám Mục giáo Phận Nha Trang cử hành, với sự tham dự của đông đảo Linh MụcTu Sĩ và hàng chục ngàn Giáo Dân phần lớn gốc di cư từ HuếNha TrangBuôn Ma Thuột, đồng bằng sông Cửu Long... Lễ cung hiến và khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao là một đại lễ tôn giáo tầm cỡ quốc gia lúc bấy giờ ở miền Nam Việt Nam.
Từ năm 1964 đến năm 1975, toàn bộ vùng Bắc Ruộng (bắc sông La Ngà) thuộc quyền kiểm soát của lực lượng Cách Mạng Lâm Thời. Hầu hết Giáo Dân bỏ đi di tản về vùng Nam Ruộng (nam sông La Ngà) và những nơi khác, nên tượng Đức Mẹ Tà Pao dường như bị lãng quên từ đó.
Sau biến cố 1975, vào khoảng tháng 10 năm 1980, một số Giáo Dân thuộc vùng kinh tế mới xã Đức Tân và xã Huy Khiêm đã tiến hành tìm kiếm lại tượng Đức Mẹ Tà Pao. Mùa Phục Sinh năm1989, một số Giáo Dân Giáo Xứ Nghị Đức và Huy Khiêm đến kính viếng tượng Đức Mẹ Tà Pao và phát hiện phần đầu, tay, chân của tượng bị bể nát. Khoảng cuối tháng 6 năm 1991, nhân dịp lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, những người này được sự cho phép và cổ vũ của Đức ChaNicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết và sự khích lệ của Linh Mục Phanxicô Xaviê Đinh Tân Thời, chính xứ Duy Cần cũ, nay thuộc Giáo Xứ Gia An đã đến nhờ nhà điêu khắcLê Phát (hiện đang ở Giáo Xứ Ngũ Phúc, Giáo Phận Xuân Lộc) đắp vá và sửa chữa lại tượng Mẹ Tà Pao. Công việc hoàn tất ngày 30 tháng 7 năm 1991. Ngày 1 tháng 8 năm 1991, Thánh Tượng Mẹ Tà Pao chính thức ngự trị trên ngọn núi Tà Pao.
Ngày 29 tháng 9 năm 1999, lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần, một số Giáo Dân vùng Phương Lâm và phụ cận, sau đó là các vùng Dốc MơGia KiệmHố Nai, rồi Sàigòn... tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương Lâm và Tánh Linh với ước muốn được tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ như lời kể của ba em học sinh ở Phương Lâm trước đó. Các em cho rằng đã thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi.

NHỮNG DẤU CHỈ CỦA MẸ TÀ PAO


Ngày 15 tháng 8 năm 1999, lúc 12 giờ 45 trưa, bốn em Mỹ Hiền, Tuyết Nhung, Hồng Nhung và Bích Trâm đang chơi trước sân trường tiểu học dưới chân đồi thì thấy một đám mây lớn sáng hồng ở giữa có hình Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng, đầu đội triều thiên rực rỡ, chung quanh đám mây có rất nhiều chim bồ câu bay lượn. Đức Mẹ cử động và nhìn các em một cách trìu mến. Thấy vậy các em vào lớp gọi cả trường ra coi. Một số thầy cô cũng ra, họ thấy rõ và về nhà kéo nhiều người cùng ra xem. Sau một lúc, Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng về hướng Tà Pao để Chúa xuống, chắp tay đi khuất vào lưng chừng đồi. Tin đồn về Tượng Đức Mẹ được lan xa, càng ngày người người tiến về Tà Pao càng đông, một số hiện tượng lạ được tường thuật, và nhiều người cho rằng mình đã được Mẹ ban ơn theo ý nguyện.

Ngày 13.10.1999

Đức Mẹ hiện ra uy nghi sáng láng bay từ trời cao xuống, áo Mẹ như dạ quang lung linh, đầu đội triều thiên rực rỡ, chung quanh Mẹ hàng triệu vì sao lấp lánh. Đức Mẹ đứng trên đám mây hồng rực sáng nhìn đoàn con rất tha thiết. Mẹ để cho mọi người nhìn ngắm Mẹ và đã có rất nhiều máy quay phim, chụp ảnh ghi lại những hình ảnh này. Sau đó, Mẹ bay về hướng núi Tà Pao và ẩn vào tượng đài. Cùng ngày, lúc 4 giờ chiều, Mẹ lại hiện ra đứng trên cao, chân không mang hài. Mẹ đi đi lại lại, lúc khuất sau rặng cây, có lúc ngay sát đoàn người dưới chân đài. Thời gian Mẹ hiện ra kéo dài tới 6 giờ 15 chiều (hơn hai giờ). Lần này có khoảng 100.000 người hiện diện và chứng kiến.

Ngày 4.11.1999

Lúc 4 giờ 50 sáng, Đức Mẹ hiện ra huy hoàng, bao tinh tú biến mất, ánh hào quang chiếu át cả tia sáng bình minh, áo Mẹ như những viên ngọc bích chiếu sáng rực rỡ. Từ trời, Mẹ bay xuống giữa những tia hào quang. Mặt Mẹ rực sáng và đẹp lộng lẫy không ai có thể tả được. Mọi người sung sướng và kêu lên: Mẹ đẹp quá, đẹp quá Mẹ ơi! Mẹ dịu hiền nhìn đoàn con. Tới 5 giờ 45 phút Mẹ bay về hướng tượng đài.

Ngày 8.12.1999

Vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Mẹ hiện ra với rất đông người trong đó có các linh mục và tu sĩ nam nữ. Cũng như mọi lần, Mẹ đẹp và hiền dịu vô cùng. Ai ai nhìn thấy Mẹ là ngây ngất, chẳng còn biết mình đang ở đâu và làm gì. Miệng họ như líu lại, nước mắt tràn ra. Mẹ nghiêng mình qua lại như thể nhìn ngắm các con của Mẹ một hồi lâu, rồi quay về tượng đài.
Từ ngày đó đến nay, cứ những ngày lễ về Đức Mẹ và những ngày 13 mỗi tháng, Mẹ lại cho một dấu chỉ hoặc một phép lạ.

Ngày 3.6.2000

Một đoàn hành hương về mừng Đức Mẹ hiện ra ở Trà Kiệu đã ghé qua Tà Pao cầu nguyện. Trong đoàn có một Linh Mục, ba người ngoài Công Giáo nhưng ước ao được thấy sự lạ tại Tà Pao. Đúng 1 giờ 15 trưa, giữa bầu trời núi rừng âm u vì thời tiết đang có giông bão. Giữa tăm tối mịt mù, Đức Mẹ đã hiện ra sáng tỏ. Năm mươi người trong đoàn đều thấy Mẹ nghiêng mình qua lại chừng 15 phút rồi đứng yên. Tượng Mẹ tỏa hào quang cho tới sáng. Vị Linh Mục vì quá xúc động nên đã quỳ xuống và sám hối cùng Mẹ. Sau đó, đúng 4 giờ 15 sáng có ba vì sao chiếu sáng ba hướng. Một vì sao xanh từ từ di chuyển và nhập vào Mẹ, còn hai vì sao kia vẫn sáng tỏ cho tới 5 giờ mới lặn.
Mọi người trong đoàn đã tỏ ra vô cùng phấn khởi và ao ước một ngày rất gần sẽ lại được đến với Mẹ Tà Pao. Riêng ba chị chưa có đạo, từ lúc gặp Mẹ ở Trà Kiệu, La Vang, Tà Pao, các chị luôn ôm chặt lấy chân Mẹ mà khóc với những giọt nước mắt hân hoan và hạnh phúc. Các chị như không muốn rời xa Mẹ.

Ngày 23.7.2000

Giữa lúc một đoàn hành hương đang quỳ dưới chân Mẹ để cầu nguyện, thì mọi người đều thấy hình như Đức Mẹ khẽ gật đầu. Thấy vậy họ chăm chú hơn, nhìn lên mặt Mẹ và nhận ra Mẹ đang khóc, hai dòng nước mắt từ từ chảy xuống. Tuy nhiên, trong lúc Mẹ khóc, miệng Mẹ lại rất tươi, tóc và lông mày đen nhung đẹp vô cùng.
TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG TÀ PAO

Đến với Mẹ La Vang, khách hành hương phải đến vùng xưa kia là rừng vắng. Đến kính viếng Mẹ Trà Kiệu, khách hành hương phải leo lên một ngọn đồi. Nhưng nay có thêm con đường mới giúp mọi người lên núi với Mẹ tại Tà Pao.
Kể từ đầu năm 2000, nhiều đoàn người hành hương tuôn về núi Tà Pao để kính viếng Đức Mẹ. Từ đó đến nay, nhiều người đã tường thuật lại những câu chuyện lạ và ơn lạ xung quanh tượng Đức Mẹ Tà Pao.
Ngày 13 tháng 8 năm 2006, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan Thiết cử hành Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng công trình Đức Mẹ Tà Pao trên địa bàn Giáo Hạt Đức Tánh, Giáo Phận Phan Thiết.
Từ đây, ngọn núi cao dốc đứng, nơi có pho tượng Đức Maria mà Đức Cha Marcello Piquet Lợi, Giám Mục Nha Trang làm phép vào ngày 8 tháng 12 năm 1959, và sau 40 năm bị bỏ quên, âm thầm trong rừng rậm, trở thành điểm quy tụ của hàng ngàn người, không phân biệt tôn giáo, không giới hạn địa dư… tề tựu về hạt Đức Tánh, Phan Thiết, vào những ngày 13 trong tháng, bước đi trên những bậc tam cấp bằng đá để lên núi với Mẹ.
Ngày 13 hàng tháng vẫn thường có Thánh Lễ do Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết cử hành trên núi hoặc dưới chân núi. Có ước tính từ 3.000 đến 5.000 người tham dự. Riêng các ngày 13 tháng 5 và 13 tháng 10 số người đến kính viếng Đức Mẹ và tham dự Thánh Lễ lên đến hơn 10.000 người.
Thánh Đường Tà Pao có diện tích 1.000m2, theo mô hình Nhà Thờ Đức Mẹ Lộ Đức.
Hiện nay, tượng Đức Mẹ Tà Pao và khu vực khuôn viên đã được chính quyền tỉnh Bình Thuận cho phép Tòa Giám Mục Phan Thiết tiến hành trùng tu. Lễ đài được xây dựng trên nền cũ với diện tích 200m², còn đường lên tượng đài được xây mới dài 250m, rộng 2m, trên 400 bậc. Công trình được khánh thành vào ngày 13 tháng 5 năm 2007, và chính thức có tên gọi Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao. Năm 2009, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức “Năm Thánh Đức Mẹ Tà Pao” để kỷ niệm 50 năm khánh thành bức tượng. Sự kiện này thu hút rất đông khách hành hương đến khu vực này mỗi tháng.
Lòng sùng kính Đức Mẹ nói chung và cách riêng đối với Đức Mẹ Tà Pao không chỉ dựa vào cảm tính và sốt sắng nhất thời, nhưng nó được bảo đảm và hướng dẫn bởi những lời giáo huấn của Giáo Hội theo tinh thần Công Đồng Vatican II:
“Giáo Hội cũng khuyến khích mọi con cái hãy nhiệt  tâm phát huy lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, nhất là trong phụng vụ, hãy coi trọng những việc thực hành và những việc đạo đức nhằm suy tôn ngài và đã được quyền giáo huấn Giáo Hội cổ võ qua các thế kỷ... hãy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm, cũng như mọi tư tưởng hẹp hòi quá đáng... Các tín hữu hãy nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại mọi sự dễ tin phù phiếm, nhưng phải phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta, lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta”.
B. SỨ ĐIỆP TÀ PAO
Tà Pao là tên một ngọn đồi thấp nằm trong dãy Trường Sơn, thuộc huyện Lạc Tánh, tỉnh Bình Thuận, thuộc địa phận Phan Thiết. Trên độ cao khoảng 80 đến 100m của đồi Tà Pao này, Tượng Đức Mẹ đứng đó, mặt hướng về các con lộ đi Phương Lâm, Tánh Linh và Bình Thuận.
Vị trí nơi tượng Mẹ đứng, cùng với chủ ý của vị nguyên thủ quốc gia Ngô Đình Diệm lúc cho đặt tượng Mẹ đã nói lên vai trò của Mẹ trong việc gìn giữ non sông, đất nước cho Việt Nam. Điều này càng trở nên cấp thiết hơn trước tình trạng xâm lấn, cưỡng chiếm bất công biển đảo, đất đai hiện nay của láng giềng Trung Quốc, và trước hành vi dâng đất, dâng biển cho Trung Quốc của nhà cầm quyền. Trước thực trạng này, chúng ta mới khám phá ra việc làm của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Và chúng ta có thể gọi Mẹ Tà Pao với tước hiệu Mẹ của Non Sông Biển Đảo Việt Nam.
“Hai dòng nước mắt từ từ chảy xuống. Tuy nhiên, trong lúc Mẹ khóc, miệng Mẹ lại rất tươi, tóc và lông mày đen nhung đẹp vô cùng.” Biến cố hiện ra ngày 23 tháng 7 năm 2000, khơi dậy niềm tin rằng Mẹ luôn đồng hành với dân tộc và các con cái Mẹ trong tất cả những biến cố lịch sử liên quan đến Việt Nam, và từ đó làm vững niềm tin vào ngày mai tươi sáng của quê hương và dân tộc.
Qua dòng thời gian và lịch sử, Mẹ đã giải thoát các con Mẹ vượt qua những cơn gian nan, khốn khó, bắt bớ, tù đày, và chém giết tại La Vang, tại Trà Kiệu. Mẹ cũng đã cứu nguy các con Mẹ khỏi lằn tên đạn tại Bến Tre, và đã hiển linh ở Măng Đen để an ủi những mảnh đời bị bỏ rơi, quên lãng, những sắc dân thiểu số. Ngày nay, đứng đó trên vùng núi rừng Tà Pao, phải chăng Mẹ muốn tái xác nhận lời của tiền nhân về tiền đồ đất nước: “Nam quốc sơn hà, nam đế cư” (Lý Thường Kiệt). Đồng thời Mẹ cũng muốn kiên vững niềm tin con cái Mẹ và những tâm hồn thiện chí về một Việt Nam thái bình, tự do và công lý. Ngày của “Trái Tim Mẹ toàn thắng”. Ngày đó, khắp các miền đất nước, mọi người đều hân hoan, vui mừng dâng lời tri ân, cảm tạ Mẹ Của Non Sông Biển Đảo Việt Nam.
“Kính mừng Nữ Vương, Nữ Vương Hòa Bình.
Đây bao tâm hồn thao thức, dân con đất Việt nao nức,
cất tiếng ca mừng vui kính chào Nữ Vương Hòa Bình.
Tung hô Mẹ Maria. Tung hô Mẹ đầy ơn phúc! Mẹ là sáng khắp đất nước bao la!
Tung hô Mẹ Maria. Tung hô Mẹ đầy ơn phúc! Đây nguồn sống an vui chan hòa.”
(Nữ Vương Hòa Bình, Hải Linh)
Sứ Điệp Tà Pao, do đó, là lời đảm bảo của Nữ Vương các dân tộc, và cũng là Mẹ riêng của dân tộc Việt Nam về một tương lai huy hoàng của đất nước: “Trong mọi hoàn cảnh, dù khó nguy, gian nan, đầy thất vọng, hãy vững niềm tin và cậy trông nơi Mẹ.” Vì Mẹ chính là “Một Giấc Mơ Đẹp!”
C. THỰC HÀNH SÙNG KÍNH
Tại Tà Pao hay tại bất cứ nơi nào ghi dấu sự hiển linh của Mẹ như Lộ Đức, Fatima, La Vang, Trà Kiệu, ở đâu Mẹ cũng ban tràn đầy hồng ân cho những ai thành tâm đến kêu cầu Mẹ. Cả những kẻ hiếu kỳ muốn đến tìm cầu phép lạ, Mẹ cũng không để họ trở về tay không. Nhưng nếu để lòng mình lắng đọng, thì trong thinh lặng họ đều nghe được lời nhắn nhủ của Mẹ. Lời nhắn nhủ về sự thống hối ăn năn, quay về bên lòng Chúa xót thương để hưởng ơn tha thứ, chữa lành và bình an.
Trong nhiều lần hiện ra đây đó Mẹ đã khóc. Mẹ khóc vì thấy loài người bỏ Chúa là Thiên Chúa tình thương, là Cha Nhân Lành nghe theo lời dụ dỗ của Xatan, kẻ thù Thiên Chúa và kẻ thù nhân loại để tạo phản, để sống theo đam mê, theo bản năng và dục vọng, và để mình bị chôn bám vào thế giới vật chất, chóng qua. Mẹ khóc cũng vì các con Mẹ từ chối Mẹ, quên đi lời trăn trối của Chúa Giêsu trước khi tắt thở trên thập giá: “Này là mẹ con.” (Ga 19, 27).
Do xa lìa tình Chúa và chối bỏ sự săn sóc từ mẫu của Mẹ, nhân loại ngày càng có xu hướng tục hóa, coi thường những giá trị tâm linh, sống hưởng thụ và ích  kỷ. Họ làm thế vì “không còn ý thức tội lỗi.” (Đức Giáo Hoàng Piô XII). Và theo lời Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, nhân loại đang hít thở một “nền văn hóa sự chết.”
Để chiến thắng “nền văn minh sự chết”. Để Việt Nam và thế giới sớm hưởng một nền hòa bình chân chính, con cái Mẹ cần phải hợp tác để cùng Mẹ sớm đạp giập đầu con rắn già hỏa ngục là Satan, đầu mối mọi tội lỗi, mọi sự dữ trên thế giới. Bằng cách:

Thành tâm đưa Mẹ về nhà mình noi gương Gioan

“Khi ấy, đứng gần thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria vợ ông Cleopas, và Maria Magdala. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: “Thưa Bà, này là Con Bà”. Rồi Người lại nói với môn đệ: “Này là Mẹ con”. Và từ giờ ấy, môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình.” (Ga 19, 25-27).
Để Mẹ làm chủ cuộc sống cá nhân, gia đình, và đất nước Việt Nam, ước chi mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi xứ đạo, mỗi giáo phận có những chương trình “đem Mẹ về nhà mình”, để Mẹ chở che, bênh đỡ, và yêu thương. Thánh Tiến Sĩ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã cảm nghiệm được tình thương yêu của Đức Mẹ qua phép lạ chữa lành lúc còn thơ trẻ, nên đã khích lệ chúng ta: “Chúng ta biết rất rõ ràng rằng Đức Trinh Nữ là Nữ Vương trời đất, nhưng Mẹ là người mẹ hơn là Nữ Vương.” Và người “mẹ nữ vương” ấy, theo lời Thánh Têrêsa Calcutta sẽ luôn luôn có mặt trước mọi nỗi bất hạnh của con cái mình: “Nếu có lúc nào trong cuộc sống, bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, hãy cầu xin Mẹ, và hãy thưa với Mẹ bằng lời đơn sơ này: ‘Lạy Mẹ Maria, Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, xin cũng hãy là Mẹ con bây giờ.’ Tôi cam đoan rằng lời cầu xin ấy sẽ luôn được Mẹ nhận lời.”

Lắng nghe và thực hành lời Chúa dạy

Noi gương Mẹ Maria, chúng ta hãy chăm chỉ đọc, suy niệm và sống Lời Chúa: “Còn Maria thì ghi nhớ những điều ấy và suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19). Vì “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119, 105). Lời Ngài là “Lời ban sự sống đời đời.” (Ga 6, 69). Theo Thánh Giêrônimô thì “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Giêsu”. Điều này có nghĩa là để biết và yêu mến Chúa, chúng ta cần phải đọc và suy ngắm Thánh Kinh.

Thống hối, đền tạ

Thống hối về những lỗi lầm, sa ngã của mình. Đền tạ vì những xúc phạm mình đã làm cũng như những người khác đã làm đối với Thiên Chúa. Và đây cũng là những gì mà Mẹ Maria đã nhắn nhủ con cái loài người khi hiện ra tại Fatima năm 1917: “Hãy cải thiện đời sống”. Lời kêu gọi của Mẹ lúc đó mang một ý nghĩa rất đặc biệt, vì Mẹ không muốn loài người phải hứng chịu sự trừng phạt của Thiên Chúa qua chủ nghĩa CS vô thần.
Nhưng rồi nhân loại vẫn bịt tai, quay lưng lại với những gì Mẹ dậy. Hằng triệu, triệu thai nhi bị sát hại vì nạn phá thai mỗi năm. Hơn 50% các gia đình đổ vỡ, ly dị. Hôn nhân đồng tính, và lối sống đồng tính. Những tệ đoan của xã hội… Tất cả đang dẫn đưa con người thời đại xa Chúa, thách thức sự công thẳng của Ngài. “Hai dòng nước mắt từ từ chảy xuống”, trong lần hiện ra ngày 23 tháng 7 năm 2000 tại Tà Pao dù được diễn giải như thế nào, thì việc thống hối, đền tạ vẫn là những gì cần thiết trước những xúc phạm của con người đối với Thiên Chúa.
Có lẽ vì vậy mà những lần hiện ra đây đó, Đức Mẹ vẫn thường khóc: Đừng xúc phạm đến Thiên Chúa nữa! Lời Mẹ nài xin khi xưa ở Fatima có lẽ cũng là lời mà Mẹ muốn nói với mỗi người khi đến với Mẹ tại Tà Pao. Và chỉ có cách đó con người mới xứng đáng đón nhận những ơn lành của Chúa, và qua Mẹ, Thiên Chúa sẽ ban công lý, hòa bình, và tự do cho dân tộc Việt Nam. Ngày “Giấc Mơ Đẹp” trở thành hiện thực.

KINH ĐỨC MẸ TÀ PAO

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí ái, chúng con chúc tụng Chúa vì từ đời đời Chúa đã chọn Đức Mẹ Maria là mẹ, hạ sinh con Thiên Chúa làm người cho chúng con, và đã tôn vinh Người làm Nữ Vương và là Mẹ chúng con, để nhờ Mẹ Chúa yêu thương và chăm sóc đoàn con đang lữ hành dưới thế.
Chúng con tạ ơn Chúa đã thương nhận núi rừng Tà Pao, nay làm linh địa để Mẹ gặp gỡ chúng con, và qua Mẹ chúng con gặp gỡ được chính Thiên Chúa nơi tận sâu thẳm lòng mình. Và để tại nơi đây, Mẹ chuyển trao lòng thương xót Chúa cho tất cả mọi những ai đang đau khổ tinh thần cũng như thể xác, biết hết lòng tin tưởng chạy đến khẩn cầu cùng Mẹ.
Lạy Đức Mẹ Tà Pao, giữa thế giới hôm nay đang ngày càng có xu hướng tục hóa, sống hưởng thụ và vị kỷ, lo âu sợ hãi và bạo lực, hận thù chiến tranh. Chúng con thành tâm chạy đến cùng Mẹ, xin Mẹ dạy chúng con biết hết lòng phụng thờ Thiên Chúa, lắng nghe và thực hành lời Chúa dạy, yêu thương và phục vụ theo tinh thần Tin Mừng, tôn trọng mạng sống. Vì phẩm giá con người cùng nhau xây dựng trời mới, đất mới.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí ái, xin cho chúng con biết noi gương Mẹ, luôn luôn vâng theo thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh ở đời, sống thanh sạch, khiêm tốn, vị tha, dấn thân phục vụ, suốt cuộc đời hết lòng kính mến Chúa và yêu thương tha nhân, để được cùng Mẹ hưởng hạnh phúc vĩnh hằng trong Chúa. Amen.

Gm. MAI THANH LƯƠNG – Ts. TRẦN MỸ DUYỆT 
Nguồn: http://gpphanthiet.com/index.php/news/T-T-Thanh-Mau-Tapao/Lich-Su-Duc-Me-Ta-Pao-5227/