Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Tác dụng của mật ong

Tác dụng của mật ong

Tác dụng đối với hệ thần kinh, tuần hoànTừ xa xưa, Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết dùng mật ong để cải thiện các chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi…
Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng việc dùng mật ong thường xuyên sẽ giúp khí huyết  được lưu thông tốt hơn, tạo giấc ngủ sâu và ngon, hạn chế các tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…
Tác dụng đối với hệ tiêu hóaThông thường, để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đường ruột mỗi người cần có khoảng 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Khi số lượng hại khuẩn tăng lên dễ khiến chúng ta mắc các chứng bệnh về tiêu hóa như: đầy hơi, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, táo bón… Lúc này, lựa chọn mật ong nguyên chất để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa là một việc làm đúng đắn. Bởi theo các nhà nghiên cứu, mật ong có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp nhuận trường, rút ngắn đáng kể thời gian đi tiêu, chữa tiêu chảy…
Mật ong chữa viêm loét dạ dàyMột trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do tình trạng tăng tiết acid và do một loại xoắn khuẩn có tên là H. Pylori (Helicobacter Pylori) gây nên. H.Pylori là loại vi khuẩn chỉ sống trong dạ dày người và cũng là vi sinh vật duy nhất có thể sống trong môi trường acid.
Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học cho thấy mật ong nguyên chất có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên, có khả năng làm giảm acid, đẩy lùi và tiêu diệt khuẩn H.Pylori, giúp làm dịu niêm mạc bị kích thích của dạ dày, thực quản và ruột, làm giảm các cơn đau đớn và chữa lành vết loét. Đặc biệt, tình trạng viêm loét dạ dày sẽ được cải thiện tốt hơn nếu dùng kết hợp giữa mật ong và bột nghệ đen.
Giúp bồi bổ cơ thể, năng cao khả năng miễn dịchTại sao người ta nói “Người nuôi ong thì sống lâu”? Người nuôi ong không chỉ có cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, hoa cỏ, khiến cho tinh thần trở nên sảng khoái mà họ còn ăn mật ong hằng ngày – bổ sung nhiều loại vitamin và các khoáng chất giúp họ luôn dồi dào sinh lực, cơ thể cường tráng và có khả năng miễn dịch cao, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật…Chính vì vậy mà những người nuôi ong thường luôn có tuổi thọ rất cao.
Trên đây mới chỉ là một vài công dụng chính của mật ong đối với sức khỏe con người. Chúng tôi xin được giới thiệu với các bạn về các công dụng khác của mật ong (mật ong với tác dụng trị mụn, giảm cân, ngăn ngừa nám, sạm...; mật ong với các món ăn gia đình…) ở những bài sau. Với một vài công dụng chính ấy, bạn có nghĩ mình nên sử dụng mật ong để nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình???
hãy lựa chọn cho mình sản phẩm tốt cho sức khỏe gia đình bạn!

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Bên Mẹ Tàpao số 18 : XIN VÂNG

Bên Mẹ Tàpao số 18 : XIN VÂNG

.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bài giảng tại TTTM Tàpao ngày 13-10-2013

XIN VÂNG
Bài giảng tại TTTM Tàpao ngày 13/10/2013
ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống
 
Lời để lại dấu ấn không quên trong Kinh Mân Côi, ngắm thứ nhất Mùa Vui, là lời “Xin Vâng” của Đức Trinh Nữ Maria. Đây là lời ngắn nhất xướng lên trong một hoàn cảnh nhất định là buổi Truyền Tin, nhưng lại có một âm hưởng dài nhất khởi đi từ đó cho đến hết cả cuộc đời của Mẹ. Một lời “Xin Vâng”; một đời “Xin Vâng”. Trong dịp cử hành lễ Đức Mẹ Mân Côi, cũng là dịp khép lại Năm Đức Tin tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, và trùng vào ngày kỷ niệm lần thứ 97 Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima, xin được cùng với cộng đoàn hành hương ôn lại lời “Xin Vâng” tự khởi nguồn và thử xem trong đời tín hữu, con cái của Mẹ, ta có thể sống lời “Xin Vâng” ấy một cách thiết thực ra sao.
 
 
1. Lời “Xin Vâng” của Đức Maria
Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, không gì Người không làm được. Sứ thần Gabriel đã nói như thế để trấn an Đức Maria trong ngày Truyền Tin. Nhưng có một điều Người không làm được, hay đúng hơn, Người không dễ dãi cho phép mình được làm, là bỏ qua không hỏi dò ướm thử xem có sự ưng thuận không, khi sai Con mình xuống thế nhập thể làm thai nhi trong cung lòng của Đức Maria. Nội dung cuộc Truyền Tin từ phía Thiên Chúa chỉ có thế, và thật hạnh phúc từ phía Đức Maria đã vang lên sự đồng ý qua chữ vắn gọn “Xin Vâng”. Cả câu là: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”, nhưng tâm tình “Xin Vâng” là quan trọng hơn cả.
 
Khỏi cần gợi lại sự trang trọng của lời sứ thần chào Mẹ, mà chỉ dựa vào câu hỏi của Đức Maria “Việc đó xảy đến thế nào vì tôi không biết đến người nam?” cũng đủ cho thấy khi đáp lời “Xin Vâng”, Đức Maria ở trong tư thế tự nhiên của người tớ nữ trước thiên ý nhiệm mầu, nhận thức việc mình ưng thuận và ý thức lời mình thân thưa. Ngoài ra, không mảy may bị một áp lực nào, dù là áp lực tôn giáo do việc đã đính hôn với Giuse (phải giãi bày chứ đâu thể im lặng!), hay rõ hơn, áp lực tình trạng hôn phối với ý nghĩ chưa về chung sống mà bỗng dưng có thai (phải giải trình thế nào?), hoặc áp lực xã hội do vị thế của bạn trăm năm là người thuộc hoàng tộc Đavít (phải giữ gìn danh giá!), sau khi đã bối rối lắng lo và cân nhắc đắn đo, Đức Maria biểu lộ thái độ ưng thuận. Đó là lời “Xin Vâng” thốt lên trong tình trạng ý chí hoàn toàn tự do. Rồi cuối cùng, khi lời “Xin Vâng” được thưa lên, là cả một trách nhiệm gắn bó để lời ấy được thực thi, không chỉ với mầu nhiệm Nhập Thể mà còn trải dài qua cuộc đời công khai đến công cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đấng Cứu Thế nữa. “Xin Vâng” không chỉ Mùa Vui; mà còn Mùa Sáng, Mùa Thương, Mùa Mừng. Đó là lời “Xin Vâng” của Đức Maria dọc dài đời sống.
 
2. Lời “Xin Vâng” trong đời tín hữu
 
Là con cái trong nhà, hôm nay gieo bước hành hương, gẫm suy lời “Xin Vâng” can trường Mẹ đã thể hiện với ý thức, tự do và trách nhiệm, từng người chúng ta một mặt thêm tin yêu cảm mến trước tấm lòng vĩ đại của Đấng chỉ dám nhận mình là tớ nữ của Thiên Chúa, nhưng đã được tuyển chọn để trở nên Mẹ của Con Một Người; và mặt khác cũng thêm lòng trông cậy mà quyết tâm noi gương theo bước Mẹ họa lại trong đời tiếng “Xin Vâng” tuyệt vời kia. Lời “Xin Vâng” của Mẹ năm xưa trở thành lời “Xin Vâng” của mọi người hôm nay.
 
Những khi gặp điều may lành đến với cá nhân, gia đình hay xã hội, như xác thân khỏe mạnh, công ăn việc làm ổn định, gia đình hạnh phúc, đời sống bình an…, là khi lời “Xin Vâng” dẫu không thốt ra, nhưng mặc nhiên hòa nhịp trong tâm tình cảm mến tri ân: đội ơn Chúa; tạ ơn Đức Mẹ. Những khi chẳng may phải đối mặt với những lo lắng băn khoăn, gian nan thử thách cách này cách khác, như chờ kết quả thi cử, đợi có việc làm, mong tai qua nạn khỏi, ước điều ngay chính…, là khi lời “Xin Vâng” hóa thân thành niềm trông cậy, như thể hiện trong các ý khấn của cộng đoàn hôm nay. Nhưng khi phải chấp nhận những điều trái ý không chờ mà đến, không mong mà gặp, coi như thánh ý Chúa, thì rõ ràng lời “Xin Vâng” ở đây không chỉ được vận dụng mà còn được sống trọn vẹn với những nét hiện thực nhất. Chỉ là bình thường khi gặp phải đau khổ, người ta chẳng bảo đời là bể khổ đó sao? Nhưng sẽ là vô cùng an ủi nếu biết kết nối đau khổ đời mình như Đức Maria hợp với Thánh Giá Chúa Kitô thể hiện qua tiếng “Xin Vâng”. Năm Đức Tin của Giáo Hội Công Giáo đã bước vào hồi kết thúc, sau khi đã rà soát và tuyên xưng, đây là lúc can đảm làm chứng cho đức tin bằng cuộc sống nhiều gương sáng đạo hạnh, trong đó âm thầm mà mạnh mẽ hơn cả chính là sống lời “Xin Vâng” với cả tâm tình.
 
3. Lời “Xin Vâng” của ngày 13/10 hằng năm
 
Và đặc biệt hơn nữa, ngày hành hương 13/10 hôm nay còn được ghi dấu bởi biến cố Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima năm 1917, với ba huấn lệnh không thể nào quên là: cải thiện đời sống; lần hạt Mân Côi và tôn sùng Trái Tim Mẹ. Biến cố ấy xảy ra đã gần một thế kỷ, nhưng huấn lệnh kia chừng như vẫn mới và luôn mang tính thời sự, nhất là trong thời buổi thế giới gặp nhiều nhiễu nhương và thảm họa chiến tranh còn đe dọa đó đây trên các châu lục.
 
“Xin Vâng” với lời kêu gọi cải thiện đời sống, ta quyết tâm không phải là làm cho đời sống dễ chịu thoải mái hơn theo nghĩa xã hội, mà là làm mới lại đời sống mình tự trong tâm hồn theo nghĩa tôn giáo, như sám hối đổi đời, hoán cải canh tân, giũ bỏ con người cũ với các tính mê nết xấu để mặc lấy con người mới vươn lên trong ơn thánh. Cụ thể là năng đến tòa giải tội.
 
“Xin Vâng” với việc tôn sùng Trái Tim Mẹ, ta quyết tâm gắn bó tình yêu với Mẹ thường xuyên hơn. Đừng ngại yêu Mẹ làm lấn át đi tình mến Chúa, bởi cách đến với Chúa chắc chắn nhất và hiệu quả nhất là đến qua Mẹ Maria: Ad Jesum per Mariam; như được minh họa trong tiệc cưới Cana, khi Mẹ can thiệp với Chúa Giêsu cho nhà đám có rượu ngon ngây ngất xóm làng. Cụ thể là siêng cầu nguyện trước ảnh tượng Đức Maria.
 
Và “Xin Vâng” với việc lần hạt Mân Côi, ta quyết tâm lần hạt hằng ngày: tới nhà thờ hay ở nhà, chung hay riêng, khi vui hay lúc buồn, theo chuỗi hay từng hạt, khẩu tụng hay tâm suy, tất cả đều có giá trị trước mặt Đức Mẹ. Kinh nghiệm cho thấy: cá nhân khi không biết phải cầu nguyện ra sao, hãy lần hạt Mân Côi; cộng đoàn muốn biểu lộ tình hiệp thông hay nêu gương thánh hóa, hãy lần hạt Mân côi, bởi lẽ “một hạt kinh chung bằng một thùng kinh riêng”.
 
Như vậy, thực thi huấn lệnh Fatima cũng là sống lời “Xin Vâng” trong đời mỗi người.
 
Tóm lại, lời “Xin Vâng” của Đức Maria rất ngắn-FIAT, nhưng âm hưởng thật mạnh mẽ trong đời của Mẹ và rộng rãi lan tỏa sang đời mọi tín hữu con cái Mẹ là chúng ta. Xin cậy nhờ tình thương bao la của Mẹ, cho từng người hôm nay biết noi gương Mẹ sống đời “Xin Vâng” đến cùng. Tại TTTM Tàpao ngày 2/7 vừa qua đã có một trường hợp sống lời “Xin Vâng” được Đức Mẹ nâng đỡ ủi an, đó là trường hợp của chị Phương Thủy 44 tuổi, giáo xứ Chu Hải, giáo phận Bà Rịa, bịnh nặng không đi lại được đã 15 năm, chỉ muốn đến chào Mẹ để sẵn sàng thưa “Xin Vâng” khi phải lìa đời. Gia đình can ngăn không được. Đành chiều. Nhưng từ chuyến đi ấy về, chị đã đi lại được và tham gia sinh hoạt như mọi người bình thường khác. Xin tạ ơn Đức Mẹ. Và giờ đây, bên Mẹ Tàpao, mời cộng đoàn đứng lên, ta cùng hát lời quyết tâm “Xin Vâng”.
Tác giả bài viết: ĐGM Giuse Vũ Duy Thống

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO 13-10-2013

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO 13/10/2013
 
“Mười ba mỗi tháng, ai ơi! Tàpao ước hẹn, nhớ lời Mẹ khuyên”
Trong ngày 12 và 13/10/2013, kỷ niệm lần thứ 97 Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima, không quản ngại thời tiết bất thường mưa gió, rất đông khách hành hương vẫn nô nức tuôn về Tàpao đáp lại lời hẹn ước với Đức Mẹ. Trong dịp này, Giáo phận Phan Thiết tổ chức chương trình diễn nguyện chủ đề “Kính mừng Maria đầy ơn phúc” và Thánh lễ trọng thể Mừng Mẹ Mân Côi và Kết thúc Năm Đức Tin tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao. Tất cả là tâm tình tạ ơn Thiên Chúa về những ơn lành hồn xác mà cộng đoàn hành hương nhận được qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Tàpao trong Năm Đức Tin.
 
 
Diễn nguyện “Kính mừng Maria đầy ơn phúc” và Chầu Thánh Thể
 
Ngay từ trưa ngày 12, khu vực linh đài Mẹ Tàpao đã rộn ràng bước chân của con cái từ khắp nơi về bên Mẹ. Tiếng kinh cầu, tiếng hát chúc tụng Chúa và ca khen Mẹ vang vang khắp núi đồi. Ngày hành hương trúng vào thứ bảy và Chúa Nhật là dịp thuận tiện cho con cái tìm về với Mẹ nhiều hơn.
 
18g30, giữa hoa nến lung linh, tượng Đức Mẹ được cung nghinh lên lễ đài, muôn ngàn con tim thổn thức hướng về Mẹ trong tiếng hát của các nữ tu dòng MTG Phan Thiết hòa với cộng đoàn. Cha GB. Hoàng Văn Khanh, Tổng đại diện GP Phan Thiết long trọng khai mạc đêm diễn nguyện “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”.
 
Vũ khúc “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc” của giáo xứ Vinh Tân khởi đầu chương trình đưa cộng đoàn vào tâm tình cầu nguyện. 4 mầu nhiệm của Chuỗi Mân Côi được các ca viên –diễn viên đến từ 5 giáo hạt diễn tả sinh động qua các bài thánh ca và hoạt cảnh: Năm sự vui- Hạt Bắc Tuy,  Năm sự Sáng - Hạt Phan Thiết, Năm sự Thương - Hạt Hàm Thuận Nam, Năm sự Mừng - Hạt Đức Tánh. Hai nhạc phẩm quen thuộc Sao Em Không Lần Chuỗi (thơ: Lm. Xuân Ly Băng, nhạc: NS Thông Vi Vu) do Đức Hạnh trình bày và Mẹ đầy ơn phúc do Xuân Quỳnh thể hiện cùng với vở cải lương “Mai Hoa Công Chúa” của giáo xứ Thanh Xuân đẹp cả về nội dung và hình thức. Tất cả mang lại cho cộng đoàn nhiều cảm xúc thánh thiện như lời nhắn nhủ mỗi người hãy giục lòng sám hối, đến cùng Đức Mẹ để qua Mẹ đến với Chúa và năng lần chuỗi mân côi.
 
Giờ Chầu Thánh Thể tiếp ngay sau đó do Đức Cha Giuse chủ sự. Muôn người cùng hợp lòng một ý hướng về thờ lạy Thánh Thể là sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu giữa nhân trần. Hiệp cùng với Đức cha, cộng đoàn dâng tâm tình ngợi khen, chúc tụng và tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo hội Năm Đức Tin, tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành đã tuôn đổ trên đoàn con trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Qua Mẹ Tàpao, nhiều tâm hồn nguội lạnh đã tìm về với Chúa, những tấm lòng đau thương được xoa dịu, đời sống đức tin được vững vàng hơn và nhiều nhiều ơn khác nữa. Xin Thánh Thể Chúa nuôi dưỡng và thúc đẩy mỗi người sống chứng nhân đức tin của tình yêu Chúa trong từng ngày sống tiếp theo. Giờ chầu kết thúc với phép lành Thánh Thể Chúa.
 
Thánh lễ Mừng Kính Mẹ Mân Côi – Kết thúc năm Đức Tin tại TTTM Tàpao 
 
Suốt đêm 12 đến rạng sáng 13, những đoàn xe không ngớt nối đuôi nhau từ muốn nẻo đường hướng về Tàpao. Các anh Cảnh Sát Giao Thông và các anh trật tự đã tận tình hướng dẫn, điều tiết các phương tiện di chuyển của khách hành hương không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Từ tờ mờ sáng 13, các đoàn xe phải dừng cách trung tâm 2-3 km để khách hành hương đi bộ đến lễ đài. Các đoàn vừa đi vừa đọc kinh lần chuỗi râm ran. Quảng trường Tàpao rợp trong rừng người, mọi lối lên xuống đều không còn chỗ chen chân. Khách hành hương phải đứng tham dự lễ tận cổng Trung Tâm, nhiều người ngồi giữa cánh đồng hay lối lên linh đài. Đoàn khấn đã bắt đầu tiến về lễ đài mà dòng người vẫn đổ về không ngớt.
 
6g30, giờ khấn Đức Mẹ Tàpao do cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng chủ sự. Từ ngày 13.9 – 13.10.2013, đã có các ý khấn sau đây của khách hành hương xin Đức Mẹ chuyển cầu: 9.218 người xin được như ý,  7.432 người xin được khỏi bệnh, 7.419 người xin chừa bỏ tật xấu,  4.061 người xin cho gia đình hạnh phúc, 6.001 người xin đi đường bình an, 1.817 người xin cho con cái chăm học, 879 người xin nên duyên vợ chồng, 6.002 người xin cho tai qua nạn khỏi, và còn nhiều ý khấn khác.
 
7g00, Thánh lễ trọng thể do Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống chủ sự. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Cha Tổng đại diện và quý cha trong ngoài giáo phận đồng tế. Trong dịp cử hành lễ Đức Mẹ Mân Côi, cũng là dịp khép lại Năm Đức Tin tại TTTM Tàpao, và trùng vào ngày kỷ niệm lần thứ 97 Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima, trong bài giảng Đức cha Giuse mời cộng đoàn hành hương ôn lại lời “Xin Vâng” tự khởi nguồn của Đức Mẹ và cùng xem lại trong đời tín hữu, con cái của Mẹ, ta có thể sống lời “Xin Vâng” ấy một cách thiết thực ra sao.
 
Ngài chia sẻ 3 ý tưởng: Thứ nhất là tâm tình của Đức Mẹ, “Xin Vâng” là lời vắn gọn Đức Mẹ thưa với sứ thần kết thúc buổi Truyền Tin. Lời ý thức trọn vẹn khi đã được nghe giải tỏa thắc mắc; lời hoàn toàn tự do khi đã cân nhắc đắn đo; lời trách nhiệm cả đời một khi đã ưng thuận thì suốt cuộc sống sẽ mạo hiểm và khiêm tốn thực hành, từ niềm vui trong đêm Giáng Sinh đến nỗi sầu giữa cảnh tang thương chiều Tử Nạn. Một lần “Xin Vâng”, một đời “Xin Vâng”.
 
Thứ hai là tâm tình của những người con, “Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng”. Lời nguyện dâng lên với cả tâm tình, vừa khiêm cung nơi mái trường nhân đức xin Mẹ dạy dỗ, vừa biểu lộ ý chí chọn lựa trên hành trình đức tin bước đi theo Mẹ và từng ngày quyết tâm sống theo gương Mẹ. Yêu Mẹ, ta yêu cả đường đi của Mẹ để an tâm họa lại bước đi ấy trong đời; và mến Mẹ, ta cũng cậy trông phó thác như Mẹ để xin vâng với thánh ý Chúa.
 
Và thứ ba là tâm tình trong ngày 13/10: Cách riêng trong ngày kỷ niệm Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima với ba huấn lệnh “cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng Trái Tim Mẹ”, ta thưa lên tiếng “Xin Vâng” để đưa vào trong chương trình sống. Sống theo lời Mẹ sẽ được dẫn vào trong tình Mẹ, và một khi ở trong tình Mẹ cũng sẽ được dẫn tới hạnh phúc bên Chúa. Kinh nghiệm cho biết: hãy bắt đầu yêu Mẹ bằng cách lần hạt Mân Côi”.
 
Để minh chứng cho tình thương của Đức Mẹ, Đức Cha kể câu chuyện tại TTTM Tàpao ngày 2/7/2013 vừa qua đã có một trường hợp sống lời “Xin Vâng” được Đức Mẹ nâng đỡ ủi an, đó là trường hợp của chị Phương Thủy 44 tuổi, giáo xứ Chu Hải, giáo phận Bà Rịa, bịnh nặng không đi lại được đã 15 năm, chỉ muốn đến chào Mẹ để sẵn sàng thưa “Xin Vâng” khi phải lìa đời. Gia đình can ngăn không được. Đành chiều. Nhưng từ chuyến đi ấy về, chị đã đi lại được và tham gia sinh hoạt như mọi người bình thường khác.
 
Nghi thức thắp nến sai đi sau lời nguyện hiệp lễ khép lại Năm Đức Tin tại TTTM Tàpao nhưng mở ra cho các con cái Đức Mẹ quyết tâm mới sống chứng nhân đức tin qua việc tuân giữ và thực thi lời Chúa dạy bằng chính đời sống hằng ngày của mình. Thánh lễ kết thúc với Phép Lành Toàn Xá . Trong suốt thánh lễ, Ca đoàn Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và Ca đoàn Giáo hạt Đức Tánh đưa cộng đoàn vào cầu nguyện sốt sắng, nâng tâm hồn lên cùng với Đức Mẹ tạ ơn Thiên Chúa với những bài  thánh ca trầm bổng du dương.
 
Trong phần tổng kết các hoạt động của TTTM Tàpao trong Năm Đức Tin do Cha GB. Trần Văn Thuyết, trưởng ban điều hành đọc, số thống kê cho biết có trên 1 triệu lượt người gồm nhiều tôn giáo đến hành hương kính viếng Mẹ Tàpao và hơn 70 ngàn giáo dân Công giáo lãnh nhận bí tích hòa giải. Đây là minh chứng tình thương của Mẹ Maria luôn thu hút và ban chan hòa trên tất cả con cái.
 
Xin Đức Mẹ Tàpao đồng hành với chúng con trong từng ngày sống, để qua chuỗi mân côi chúng con gắn kết bản thân, gia đình và tất cả mọi người vào trong vòng tròn tình thương của Chúa Giêsu và của Mẹ. Để trong tâm tình phó thác, chúng con thầm thĩ thưa lên Mẹ như vần thơ của Đức Cha Giuse:
Mẹ ơi, hai tiếng “Xin Vâng”,
Theo Mẹ con đáp lời dâng tâm tình.
Niềm tin, một chuyến hành trình,
Cuộc đời có Mẹ, an bình con đi.
 
Tàpao 13.10.2013
Hồng Hương